Em bị đau tức ngực dạo gần đây, em đã khám tim ở bệnh viện tỉnh nhưng chưa phát hiện bệnh lý mạch vành. Em muốn hỏi, trường hợp của em phải phòng bệnh tim như thế nào? Em hiện tại đang làm trong xưởng đóng thuyền gỗ và composite.
Chào bạn,
Bạn có triệu chứng đau tức ngực và đã khám tại bệnh viện tỉnh nhưng chưa phát hiện bệnh lý mạch vành. Để chẩn đoán bệnh mạch vành, bác sĩ cần hỏi bệnh sử, khai thác các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì và thừa cân, tiền sử gia đình có bệnh mạch vành sớm... cộng với khám lâm sàng, siêu âm tim, đo điện tim và chỉ định thực hiện các trắc nghiệm chuyên sâu như trắc nghiệm gắng sức, chụp MSCT động mạch vành hoặc chụp mạch vành bằng thông tim.
Triệu chứng đau ngực, ngoài nguyên nhân do bệnh mạch vành còn có các nguyên nhân khác như bệnh lý ở phổi, bệnh động mạch chủ, chấn thương, đau do thần kinh liên sườn, viêm khớp sụn sườn, hay do tâm lý... Do đó, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch như để được khám và đánh giá toàn diện, từ đó tìm được nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.
Cảm ơn bạn!
Em phát hiện huyết áp trên 145/90 và cơ tim giãn nhẹ 56 mm, chức năng tim bình thường, em có trọng lượng 80 kg, cao 1m8. Sau đó bác sĩ nói em phải uống thuốc huyết áp.
Một tháng sau em bị mệt mỏi và tăng nhịp tim. Em đi khám lại bác sĩ kê đơn thuốc. Ba tháng sau em khám lại ...
Tôi năm nay 48 tuổi, thay đổi thời tiết (đặc biệt là khi trời sắp mưa rào) thường hay bị tức ngực khó thở, cảm giác khó chịu ở ngực trái, thỉnh thoảng đau nhói ngực, xiên cả sau lưng. Xin bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn.
Tôi điện tâm đồ chẩn đoán thiếu máu cơ tim hiện tại vẫn chơi thể thao cầu lông bóng bàn không đau ngực không khó thở đã chụp msct cách đây bốn năm hẹp rca 2 30%. Vậy cho hỏi có cần đi chụp lại không?
Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Điện tâm đồ là một trong những cận lâm sàng góp phần chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim. Để chẩn đoán thiếu máu cơ tim, bạn cần được thăm khám triệu chứng lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và cận lâm sàng (điện tâm đồ, siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, CT mạch vành, xét nghiệm máu...). Bạn đã được xác định hẹp 30% RCAII/MSCT mạch vành cách đây 4 năm, hiện không đau ngực khi chơi thể thao, do đó không cần chụp lại. Tuy nhiên, bạn cũng nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sức khỏe bản thân, phát hiện sớm bất thường nếu có. Thân mến!
Tôi bị huyết áp cao, mỗi lần huyết áp tăng tim đập rất nhanh, thường trên 90 nhịp. Đi khám bác sĩ kê thuốc giảm huyết áp nhưng uống vào huyết áp lại hạ thấp và nhịp tim chậm 53 nhịp, cảm giác khó thở. Xin hỏi bác sĩ bệnh của tôi có nguy hiểm không ạ? Cần phải điều trị như thế nào để ...
Chào anh,
Thông tin anh cung cấp không đủ, rất khó để chúng tôi tư vấn. Khi anh tăng huyết áp, tim đập nhanh thì tôi nghĩ các bác sĩ sẽ cho thuốc chẹn beta. Có 5 nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp: ức chế men chuyển, chẹn thụ thể angiotensin II, ức chế canxi, lợi tiểu, chẹn beta. Trong đó, thuốc chẹn beta là thuốc làm chậm tần suất tim.
Nếu tôi điều trị cho anh, nếu cho toa thuốc đầu tiên mà nhịp tim anh đập chậm quá, tôi sẽ giảm liều thuốc chẹn beta và thay thế thuốc khác. Khuynh hướng điều trị tăng huyết áp hiện nay trên thế giới là phối hợp 2 thứ thuốc. Trường hợp của anh, tôi có thể cho một chút ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể cộng với chẹn beta, làm sao cho tim anh đập 70 lần/phút là tốt nhất.
Anh có thể đến nơi đang điều trị, xin bác sĩ điều chỉnh lại, bảo là nhịp tim tôi chậm, tôi đang thấy mệt. Tôi chắc chắn bác sĩ sẽ điều chỉnh lại như cách tôi vừa nói, như vậy anh sẽ khỏe hơn. Trường hợp xin điều chỉnh không được, anh cứ đến bệnh viện chúng tôi sẽ giúp anh. Cảm ơn anh!
Chào bác sĩ, em có đọc bài báo về bệnh suy giãn tĩnh mạch được điều trị ở bệnh viện Tâm Anh và được điều trị bằng thủ thuật chích xơ tĩnh mạch, em thấy tình trạng của em giống y chang như vậy. Em muốn hỏi chi phi điều trị bệnh này ở bệnh viện Tâm Anh là khoảng bao nhiêu ạ.
Bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Hiện tại, thủ thuật chích xơ tĩnh mạch tại BVĐK Tâm Anh có chi phí từ 3-4 triệu đồng tùy theo số lượng thuốc mà bạn sẽ sử dụng, nó phụ thuộc vào số lượng tĩnh mạch mạng nhện trên chân của bạn nhiều hay ít. Thông thường, chúng tôi sẽ sử dụng từ 1-3 lọ thuốc cho cả hai chân.
Nếu được, bạn nên thu xếp đến thăm khám, siêu âm dopler kiểm tra độ nặng của bệnh cũng như được tư vấn chi tiết hơn về mức độ bệnh tĩnh mạch và hướng điều trị phù hợp.
Năm 2019, tôi có chụp động mạch vành và bị tắc động mạch liên thất trước 25% đoạn giữa và cuối nhưng không can thiệp. Hiện tại, nhịp tim của tôi khi ngủ nhỏ hơi 50 nhịp/phút. Nhịp tim bình thường hàng ngày khoảng 65 nhịp. Có lúc đang làm việc tự nhiên nhịp tim tăng lên 110 nhịp trong thời gian khoảng 5-10 phút. ...
Chào anh,
Anh có chẩn đoán bệnh hẹp 25%/ nhánh động mạch liên thất trước (giữa, cuối). Hiện tại, anh có thắc mắc nhịp tim chậm ban đêm 50 lần/ph. Anh có tình trạng nhịp tim tăng ban ngày 110 lần/ph khoảng 5-10 phút và nhói ngực 5 phút bên trái sau đó lại hết (anh chưa nói có dùng thuốc gì để giảm triệu chứng không).
Xin trả lời về bệnh lý với anh như sau: anh có bệnh lý động mạch vành hẹp nhẹ (25%/ LAD I,II) (2019) chưa có chỉ định can thiệp. Hiện tại anh có nhói ngực ngắn (5 phút) và nhịp chậm. Những triệu chứng này có thể liên quan đến bệnh lý tim mạch của anh gồm đau ngực, nhịp chậm.
Anh nên đến chuyên khoa tim mạch để được khám, kiểm tra lại bệnh mạch vành và vấn đề nhịp chậm. Đối với bệnh mạch vành, anh có thể được khảo sát nghiệm pháp gắng sức với tim, gắn holter ECG/24h để khảo sát tình trạng nhịp tim.
Thân mến!
Tôi bị Covid-19 cách đây khoảng 7 tháng rồi, nhưng 3 tuần gần đây tôi hay bị đau nhói ngực phải, lên xuống cầu thang thở rất mệt. Không biết tình trạng của tôi là triệu chứng hậu Covid-19 hay dấu hiệu của bệnh tim mạch? Tôi cần làm kiểm tra gì? Mong bác sĩ tư vấn!
Bác sĩ: Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào chị,
Chị đã bị Covid-19 hơn 7 tháng rồi nên triệu chứng này có thể không liên quan đến Covid-19. Chị đau ở ngực phải và khó thở khi leo cầu thang có thể do nguyên nhân tại phổi, tại tim hoặc cơ xương, thần kinh… Chị nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và có tư vấn phù hợp với tình trạng của mình.
Tôi năm nay 28 tuổi, làm công việc văn phòng. Công việc của tôi ngồi cũng khá là nhiều, hầu như thường xuyên từ 8-10 tiếng mỗi ngày. Dạo gần đây tôi thỉnh thoảng cảm thấy bị mệt mỏi không lý do, bưng đồ từ tầm 5-10kg là cảm thấy mệt nhiều, tim đập nhanh, hơi khó thở. Tôi thấy lo lắng, không biết tim ...
Bác sĩ: Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Bạn có cảm giác mệt mỏi không lý do, mệt với gắng sức vừa, tim đập nhanh, hơi khó thở thì có thể là triệu chứng của nhiều bệnh ở tim, phổi hoặc bệnh toàn thân…
Để xác định bạn bệnh do đâu thì bác sĩ cần biết thêm các triệu chứng khác như: bạn có ăn uống kém, có sụt cân, có sốt, có ho, có chóng mặt, đau ngực… không.
Ngồi nhiều, lối sống tĩnh tại là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, ngoài ra còn các yếu tố nguy cơ khác như gia đình có người bệnh tim mạch, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện…
Để xác định tình trạng bệnh, bạn hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và có tư vấn phù hợp.
Em năm nay 34 tuổi. Công việc của em hay đi tiếp khách nhiều. Lúc trước em uống rượu bia vào không có biểu hiện gì cả. Khoảng một tháng gần đây, sau khi em uống khoảng 2 lon bia là mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, khó thở và bị ói. Xin hỏi bác sĩ có phải em bị bệnh tim không? Em cần ...
Bác sĩ: Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào bạn,
Bạn uống rượu bia lâu ngày có thể tác động xấu lên chức năng gan, dạ dày, gây rối loạn chuyển hóa… cũng như gây ra bệnh lý tim mạch liên quan đến bia rượu. Hiện tại, bạn có các triệu chứng mặt đỏ bừng, tim đập nhanh, khó thở, nôn ói... thì khả năng bạn bị tăng huyết áp hoặc bệnh cơ tim giãn nở do rượu, thiếu máu cơ tim, viêm dạ dày… Bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám cũng như chỉ định các cận lâm sàng như xét nghiệm máu, siêu âm tim, đo điện tim, nội soi dạ dày… để xác định các rối loạn mình đang gặp phải, từ đó có hướng xử trí và can thiệp phù hợp.
Tôi năm nay 34 tuổi. Tôi bị viêm cầu thận IgA từ năm 2016, đến nay vẫn đang điều trị corticoid. Kèm theo là biểu hiện thiếu máu, thỉnh thoảng tim nhanh, cảm giác hồi hộp (tôi đo máy thường là 82-85l/phút). Xin được tư vấn từ bác sĩ!
Chào bạn,
Định nghĩa nhịp nhanh trong y học là khi nhịp tim trên 100 lần/phút. Theo thông tin bạn cung cấp, nhịp tim của bạn chỉ tầm 80-85 lần/phút. Theo tiêu chuẩn y khoa thì nó không thuộc tiêu chuẩn nhóm nhịp nhanh. Tuy vậy, bạn vẫn có cảm giác hồi hộp và khó thở. Có thể bên cạnh các vấn đề về mặt nhịp nhanh, bạn còn có các bệnh lý khác như tình trạng suy tim, hoặc bệnh lý mạch vành và một số bệnh lý phụ khác. Vì vậy, nếu như những triệu chứng này vẫn diễn ra một cách thường xuyên, tốt nhất bạn nên mang đầy đủ các giấy tờ y học liên quan đến bệnh viện để được các bác sĩ khám, tư vấn cũng như điều trị kịp thời.
Em có triệu chứng Parkson White, tuy nhiên không biểu hiện lâm sàng đi kiểm tra điện tim đồ mới thấy dấu hiệu sóng ngắn. Mong bác sĩ tư vấn giúp bệnh của em cần can thiệp ngoại khoa hay điều trị theo phác đồ nào ạ? Em cần lưu ý gì trong quá trình sinh hoạt ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Bệnh lý Parkinson White có sự tồn tại của một đường dẫn truyền phụ trong tim. Bình thường, quả tim chỉ có 1 đường dẫn truyền duy nhất nhưng ở một số người thì họ có thêm đường dẫn truyền phụ gọi là hội chứng WPW. Hiện nay, theo khuyến cáo của các Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và châu Âu thì khi điều trị WPW, người ta đều chỉ định sử dụng các sóng năng lượng cao tần để thăm dò trong tim và triệt đốt các đường phụ đó. Còn về điều trị ngoại khoa thì không có chỉ định đối với bệnh lý WPW.
Hiện tại, nếu bạn không có bất cứ triệu chứng nào mà chỉ đơn thuần là có biểu hiện trên điện tâm đồ thì cũng không có chỉ định điều trị nội khoa. Vì vậy, để có được lời khuyên chính xác thì tốt nhất bạn nên tới các đơn vị có chuyên khoa sâu về tim mạch, đặt biệt là chuyên khoa về nhịp học để các bác sĩ khám, tư vấn một cách cụ thể, chính xác.
Khoảng 6 tháng gần đây, huyết áp của tôi 56/84 nhịp tim 77. Khi tôi sinh bé đầu lòng năm 24 tuổi, cơ thể suy nhược tôi có đi khám và bác sĩ nói do tôi không nghỉ ngơi, ăn uống thất thường không được bồi dưỡng dẫn đến người mỏi mệt và đặc biệt trong thời gian tôi đang nuôi con nhỏ nhưng huyết ...
Chào bạn,
Qua mô tả của bạn, có thể kết luận bạn là người có trạng thái huyết áp thấp vì huyết áp tâm thu dưới 90. Những người huyết áp thấp dễ bị mệt, hay bị chóng mặt hoặc ngất xỉu, nhất là khi uống ít nước hoặc đứng lâu ngồi lâu. Đặc biệt khi mang thai, trong 3 tháng đầu, xu hướng chung huyết áp lại bị giảm thấp hơn. Những người huyết áp thấp khi mang thai trong 3 tháng đầu rất dễ bị mệt, xỉu.
Để hạn chế những triệu chứng đó, bạn cần uống đủ nước, ít nhất từ 2-2,5 lít nước/ngày, ăn mặn thêm, tránh đứng lâu ngồi lâu, đặc biệt là không uống cà phê vì sẽ làm cho tình trạng mất nước nhiều hơn.
Bạn có hỏi đến nhịp tim nhanh. Bạn mô tả mình có 77 chu kỳ/phút, thì cũng không thuộc nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, tỉnh thoảng bạn có nhịp tim nhanh và hồi hộp. Nhịp tim nhanh này có liên quan đến rất nhiều nguyên nhân, ví dụ căng thẳng, lo lắng, mất ngủ. Ngoài ra, những trường hợp huyết áp thấp quá cơ thể cũng phản ánh bằng tình trạng tăng nhịp tim.
Tình trạng tiền mãn kinh cũng là một yếu tố khiến nhịp tim nhanh lên. Tôi nghĩ trong trường hợp này, nếu bạn vẫn còn thỉnh thoảng cảm thấy hồi hộp, khó chịu thì nên đi khám, để bác sĩ đánh giá kỹ hơn về tình trạng nhịp tim, siêu âm tim để xem cơ tim của bạn có vấn đề gì không. Từ đó có thể tư vấn cho bạn kỹ hơn nguyên nhân cũng như hướng điều trị nếu cần thiết.
Em bị tim đập nhanh, mỗi lần kéo dài khoảng từ 1-2 phút, mỗi lần bị là em ngồi/nằm nghỉ, hít thở đều sẽ hết, khoảng vài tháng mới bị 1 lần. Em đã đi khám chuyên khoa tim, làm các xét nghiệm nhưng kết luận là bình thường. Gần đây thì tần suất tim đập nhanh nhiều hơn, 5-6 lần/ngày, khi thực hiện các ...
Chào bạn,
Theo định nghĩa, nhịp tim nhanh là 100 lần/phút, tuy nhiên bạn chưa cung cấp tần số tim cho chúng tôi để biết liệu đây có phải một trường hợp nhịp tim nhanh hay không. Theo những mô tả của bạn, nhịp tim nhanh diễn theo từng cơn và khi bạn đi khám, có thể trong quá trình khám tình trạng nhịp tim nhanh không hiện lên.
Với bệnh lý này, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm phù hợp như đo điện tim, mang điện tim trong vòng 24h hoặc mang điện tim trong vòng 7 ngày, một tháng. Có rất nhiều phương pháp để khám phá ra vấn đề rối loạn nhịp tim của bạn. Do đó, để có câu trả lời chính xác, mời bạn đến các trung tâm y khoa có trung tâm tim mạch, nơi có những chuyên gia và đầy đủ phương tiện để giúp bạn có câu trả lời chính xác cho tình trạng của mình.
Năm nay tôi 46 tuổi, tôi có đến phòng gym tập thể dục một tuần 5 ngày làm việc. Tôi mới tập được khoảng một tháng. Cho tôi hỏi ở tuổi này mình tập như vậy có ảnh hưởng đến tim mạch không? Tôi chỉ tập những động tác tương đối nhẹ không tập mạnh. Tôi không biết mình hít thở như thế nào để ...
Chào chị,
Tập thể dục nói chung và tập gym nói riêng là một trong những chỉ định của bác sĩ tim mạch đối với bệnh nhân để đảm bảo sức khỏe cũng như giảm các yếu tố nguy cơ về tim mạch. Tập gym, tập thể dục thể thao không những giúp chúng ta giảm cân, mà còn giúp giảm huyết áp, mỡ máu và ngăn ngừa các bệnh lý về xơ vữa, về tim mạch. Do vậy, việc tập gym của chị là một hoạt động tốt, chị nên duy trì. Tuy nhiên, việc hít thở phối hợp cùng các động tác tập nên được huấn luyện viên hướng dẫn để có sự phối hợp phù hợp, từ đó nâng cao hiệu quả giúp quá trình tập luyện đạt được kết quả cao nhất.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn