Thứ năm, 22/5/2025

Giải đáp thắc mắc

* Vui lòng điền chính xác thông tin để nhận được tư vấn tốt nhất từ chuyên gia của Hệ thống BVĐK Tâm Anh.
Giới tính (*)

Hỏi đáp bác sĩ

Tôi mổ tim lần một năm 1992 vá thông liên thất. Năm 2012 mổ lần 2 để sửa van động mạch chủ, thay tuyp dacron động mạch chủ lên. Hiện tại, tôi thấy sức khỏe thấy ổn định đi làm bình thường, nhưng siêu âm hiện nay thì van động mạch chủ hở 2/4, thất trái bị giãn, phân xuất tống máu 67%. Với tình ...

nguyentruongthien866, 46 tuổi, Bảo Lộc, Lâm Đồng

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào anh,

Anh đã mổ tim 2 lần: 1992 vá thông liên thất; 2012 sửa van động mạch chủ và thay động mạch chủ ngực lên. Hiện tại, van động mạch chủ hở 2/4, thất trái có giãn, như vậy là có tình trạng suy tim vừa. Với mức độ hở van động mạch chủ và thất trái đã giãn như vậy, anh phải điều trị nội khoa tích cực, tái khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi và đánh giá tiến triển của hở van cũng như tình trạng suy tim. Và vì vậy, mức độ làm việc cũng như các hoạt động dùng sức cũng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Anh không nên làm việc nặng, thực hiện các hoạt động thể thao cường độ cao hay làm việc gắng sức. Chúc anh sức khỏe! Trân trọng!

10 năm trước tôi đi khám, được chẩn đoán bị hẹp, hở van 2 lá. Xin hỏi các bác sĩ, giờ tôi muốn sửa van 2 lá có được không, hay phải thay van khác?

Hà Mạnh Thường, 45 tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh

ThS.BS Nguyễn Hoài Vũ

Bác sĩ Khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Chào anh,

Để tư vấn nên sửa hay thay van 2 lá, chúng tôi cần được cung cấp thêm các thông số chính xác giúp đánh giá chức năng và cấu trúc của tim cũng như của van 2 lá, từ đó đưa ra quyết định sửa hay thay van.

Anh có thể đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để các bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị phù hợp cho tình trạng bệnh của mình.

Trân trọng!

Cách đây 4 năm khi chụp MRI mạch vành, bác sĩ có kết luận tôi bị hẹp cầu cơ LAD 2 gần 50%. Tôi cũng có tiền sử mỡ máu cao. Xin hỏi hướng điều trị trong trường hợp này. Tình trạng sức khoẻ hiện tại của tôi bình thường. Cảm ơn!

Hòi Quang Lâm, 54 tuổi, Q.7, HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào anh,

Tôi nghĩ có một chi tiết anh nói nhầm, người ta chụp MSCT mạch vành chứ không phải cộng hưởng từ. Khi chụp MSCT mạch vành, chúng tôi bơm chất cản quang và sẽ biết bệnh nhân có hẹp mạch vành hay không, có hẹp/nghẽn cầu cơ không. Nếu kết quả chụp cho thấy nghẽn cầu cơ 50%, không đau ngực khi gắng sức và không có triệu chứng gì khác, theo tôi không cần điều trị.

Anh nên để ý 4 yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành:
Thứ nhất là tăng huyết áp.
Thứ 2 là hút thuốc lá (không biết anh có hút thuốc lá không).
Thứ 3 là rối loạn mỡ máu.
Thứ 4 là đái tháo đường.

Nếu anh không có những yếu tố đó, tôi nghĩ anh cứ yên tâm, 1-2 năm nên đi khám một lần, hoặc khám khi có triệu chứng tức ngực khi gắng sức, còn lại cứ sinh hoạt bình thường, chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn... sẽ rất hữu ích trong điều trị và phòng ngừa bệnh mạch vành.

MT
 
 

Con của tôi sinh ngày 6/9/2022, đến nay gần 2 tuổi. Hiện bé đang được cấp cứu tại bệnh viện Nhi tại TP HCM với chẩn đoán bị Thất phải 2 đường ra, hẹp phổi, khó thở, đang thở oxy cannula 05l/p, Spo2 82% ăn sữa 60mil/lần , ngày 8 lần. Cho em hỏi phương pháp điều trị tốt nhất cho con em ạ. Em ...

Phạm Anh Khoa, 33 tuổi, Đà Lạt, Lâm Đồng

BS Lương Minh Thông

Chào anh,

Tình trạng bệnh tim của bé là thuộc nhóm tim bẩm sinh tím, có tuần hoàn phổi phụ thuộc ống động mạch (bệnh tim bẩm sinh tím phức tạp). Thông thường, bác sĩ sẽ ưu tiên sửa chữa để trở thành trái tim có chức năng sinh lý bình thường, nhưng có thể phải sửa chữa nhiều giai đoạn (thời điểm khác nhau). Anh nên cho con khám tại bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và quyết định kế hoạch can thiệp tiếp theo.

Thân mến!

Chào bác sĩ!
2 năm trước em đi khám bị suy nút xoang đã đặt máy tạo nhịp 2 buồng, kèm theo chứng suy nhược thần kinh (rối loạn lo âu). Dù đã đặt máy nhưng mỗi khi em lo lắng hoặc hồi hộp thì tim đập rất nhanh đến 120 nhịp/phút. Khi nghỉ ngơi thư giãn thì triệu chứng lại hết. Có phải bệnh ...

Lê Thiên Hoàng, 28 tuổi, Bình Dương

ThS.BS Nguyễn Khiêm Thao

Phó Trưởng khoa Điện sinh lý & Loạn nhịp tim, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM

Chào bạn,

Mỗi người chỉ có 1 nút xoang có nhiệm vụ phát nhịp để tạo thành thành nhịp tim. Thường nút xoang phát ra 60-100 lần/phút lúc người khỏe mạnh ở trạng thái nghỉ. Trường hợp của bạn nếu đúng là chỉ suy nút xoang, nghĩa là nút xoang yếu quá không phát nhịp được, phải đặt máy tạo nhịp để bổ sung tạo nhịp tim. Nếu chỉ suy nút xoang thông thường, không kèm bệnh lý về nhịp khác thì nhịp tim sẽ không thể lên 120 lần/phút lúc nghỉ. Có thể suy nút xoang này chỉ là một phần câu chuyện của mình thôi. Không phải nhịp tim 120 lần/phút là do suy nút xoang gây ra. Có thể bạn bị bệnh lý khác và loạn nhịp phối hợp vào.

Để kiểm tra chính xác và điều trị đúng, bạn nên kiểm tra lại máy tạo nhịp tim của mình xem trong lúc đeo máy có hoạt động tốt hay không. Máy có khả năng giúp mình phát hiện những loạn nhịp khác đi kèm, ví dụ như rung nhĩ cơ, cuồng nhĩ hoặc nhịp nhanh nhĩ. Nếu phát hiện ra những loạn nhịp đó, mình cần điều chỉnh thuốc hoặc can thiệp tùy theo độ nặng của bệnh.

Ngoài ra, bạn có thể gắn thêm thiết bị để theo dõi nhịp tim, đó là holter nhịp tim theo dõi 24h hoặc 48h. Đồng thời, kiểm tra xem thường ngày mình có những cơn loạn nhịp xảy ra hay không và là loạn nhịp gì.

tm
 
 

Tôi bị tiểu đường 10 năm, tôi nghe nói người bệnh tiểu đường thường hay bị biến chứng mạch vành nặng dù không có triệu chứng, liệu tôi có nên kiểm tra bằng cách chụp mạch vành không thưa bác sĩ? Việc chụp mạch vành tiêm thuốc cản quang có ảnh hưởng đến bệnh của tôi không?

Lý Thị Mai, 56 tuổi, Đồng Tháp

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào chị,

Đây là câu hỏi rất thường gặp. Một người khỏe mạnh không bệnh tật gì thì mạch vành cũng có thể hẹp, tốc độ hẹp là 1%, nếu bị bệnh tiểu đường thì tốc độ hẹp nhanh hơn. Chị Mai 46 tuổi, không có bệnh tiểu đường thì hẹp 46%, 10 năm sau bị tiểu đường, 10x3=30, cộng 46 nữa thì mức độ hẹp mạch vành khoảng 76%. Khi ước lượng được chuyện này, để chẩn đoán mạch vành, chúng tôi sẽ đi từng bước, từ thủ thuật không xâm lấn cho an toàn trước, rẻ tiền trước, sau đó mới xâm lấn từ từ, nhằm mục đích an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Đầu tiên, chúng tôi chụp CT mạch vành. Thủ thuật này không xâm lấn, mức độ chẩn đoán chính xác, có thể lên tới 80%. Sau đó tùy theo kết quả, chúng tôi sẽ làm nghiệm pháp không xâm lấn, nghiệm pháp chức năng, giúp chúng ta biết ở những nhánh mạch vành đã hẹp có bị thiếu máu cục bộ không, đủ sức nuôi cơ tim không. Những bài test gắng sức có thể làm rất đơn giản, bao gồm ECG gắng sức - đi bộ trên thảm lăn, siêu âm bằng xe đạp bàn nghiêng. Thông qua đạp xe, chúng ta thấy cơ tim co bóp, từ đó đoán được vùng nào, nhánh nào không đủ máu nuôi thì vùng đó có hiện tượng cử động kém hơn. Với những người không đạp được, không đi bộ được, chúng tôi sẽ dùng thuốc kích thích tim đập nhanh hơn, gọi là siêu âm dobutamin. Liều dobutamin sẽ tăng nhanh từ từ: 5, 10, 15, 20, thông qua đó, chúng tôi có thể chẩn đoán mạch máu nào bị nghẹt, không đủ sức nuôi tim.

Sau khi đã chẩn đoán được mạch nào hẹp, không đủ sức nuôi tim, chúng ta mới chụp mạch vành chứ không ai chụp mạch vành trước. Khi chụp mạch vành sẽ kết hợp với nghiệm pháp đo dự trữ lưu lượng vành, kết hợp với nong và đặt stent luôn. Khi chụp mạch vành có 2 vấn đề, thứ nhất là cản quang, thứ hai là động tác xâm lấn. Cản quang có tỷ lệ nhỏ gây dị ứng, khoảng 1/25.000 ca, còn tỷ lệ biến chứng do thủ thuật thông thường dưới 1%. Khi chụp, chúng tôi dùng kỹ thuật Cardiac Swing, chỉ 8-10cc cản quang, gần như không ảnh hưởng đối với người tiểu đường, thậm chí người suy thận, suy tim nặng.

TTV
 
 

Mẹ tôi 70 tuổi, có tiền sử bị suy thận độ 3 nhưng đã ổn định, Parkinson yếu chân nên ngồi xe lăn. Cách đây 3-4 tháng, bà bị mệt, khó thở, bác sĩ cho chụp phim thấy bóng tim to và đang dùng thuốc điều trị. Tôi nghe nói người suy thận có nguy cơ bị bệnh mạch vành, nếu không điều trị có ...

Phan Gia Linh, 41 tuổi, TP.HCM

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào chị,

Những người suy thận mạn thường sợ ảnh hưởng của cản quang khi chụp. Hiện nay, chúng tôi có những kỹ thuật tiết kiệm chất cản quang tối đa, đó là Cardiac Swing, chỉ cần 1 bên phải và 1 bên trái, mỗi bên bơm khoảng 4cc. Với chương trình Cardiac Swing, đầu đèn tự soi, chúng ta có hình ảnh chụp mạch vành 3D mà không cần lặp lại nhiều lần giống như phương pháp cổ điển. Do đó, với mức độ suy thận mạn độ 3 của bác, mức 8cc cản quang đưa vào cơ thể thì không ảnh hưởng gì.

TTV
 
 

Mẹ tôi năm nay 84 tuổi, bà mắc bệnh suy thận mạn. Tháng trước bà mệt, đi khám bác sĩ chẩn đoán bị suy tim cấp, nghi ngờ hẹp động mạch vành, yêu cầu nhập viện. Lúc đầu bệnh viện tư vấn đặt stent nhưng do bà lớn tuổi nên bác sĩ báo lại không đặt được. Trường hợp mẹ tôi có thể can thiệp ...

Phan Thanh Nghị, 55 tuổi, Đồng Nai

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Trong thực hành hàng ngày, chúng tôi đã có nong những trường hợp rất lớn tuổi. Tôi từng nong cho bệnh nhân 96 tuổi, 93 tuổi... Như vậy, rõ ràng với độ tuổi 84, chúng tôi vẫn có khả năng nong được.

Bệnh lý mạch vành là quá trình thoái hóa của cơ thể. Mạch máu của chúng ta giống như một ống nước, nó sẽ hẹp dần dần từ 1, 2% đến 50, 60, 70, 90 rồi đến 100%. Với tuổi thọ trung bình của người Việt là 75 tuổi, đại đa số ở tuổi này, gần như mạch vành đã bị hẹp gần hết. Do đó ở tuổi 84, chúng ta có thể suy đoán rằng mạch vành đã hẹp gần hết rồi. Nếu triệu chứng xuất hiện có suy tim thì đó là biểu hiện của tình trạng bệnh lý mạch vành bị nghẹt. Khi mạch máu nuôi tim bị nghẹt thì cơ tim không được cung cấp máu, dẫn đến suy. Nếu bị suy mà chúng ta có điều kiện nong mạch vành thì đầu tiên phải chụp mạch vành trước.

Chụp mạch vành rất an toàn, tỷ lệ biến chứng gần như 0%, với một lượng thuốc cản quang rất ít (8-10ml), rất an toàn đối với người bệnh thận, người suy tim nặng. Sau khi có hình ảnh chụp mạch vành chẩn đoán xong, chúng tôi mới cân nhắc nong hay mổ, nong trên nhánh nào, mổ trên nhánh nào. Tất cả những chuyện này sẽ được hội đồng y khoa cân nhắc kỹ lưỡng về mặt lợi và hại, từ đó tiến hành những thủ thuật cần thiết.

Tm
 
 

Xét nghiệm máu kết quả: Trycerit : 2.4 mmol/l, urit 438 mmol/l. Tôi có nên điều trị thuốc không? Thuốc loại gì ít tác dụng phụ? Xin cám ơn bác sĩ.

Tiến Minh, 64 tuổi, Cẫm Mỹ, Đồng Nai

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư

Chào bác,

Chỉ số triglycerides: 2.4 mmol/L, acid uric: 438 mmol/L chỉ là tăng nhẹ, chưa cần điều trị thuốc, tuy nhiên bác cần thay đổi lối sống: thay đổi chế độ ăn và tập thể dục thường xuyên.

Về chế độ ăn: bác cần giảm đồ ngọt và tinh bột thường, thay thế bằng tinh bột nguyên hạt như gạo lứt, bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt... Nên ăn cá thường xuyên thay cho thịt đỏ (thịt bò, heo, dê, cừu...), không ăn da và nội tạng động vật, da gia cầm, hải sản, hạn chế rượu bia...

Về chế độ tập luyện thì bác nên tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút trong 1 ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần. Bác có thể chọn các loại hình tập luyện tùy theo tình trạng sức khỏe và sở thích của mình. Bác chưa cung cấp đầy đủ thông tin về các chỉ số mỡ máu khác như cholesterol toàn phần, HDL-C và LDL-C, nên tôi chỉ có thể tư vấn chung như trên cho bác.

Để có những chẩn đoán chính xác, bác có thể sắp xếp đi khám ở bệnh viện có chuyên khoa tim mạch.
Trân trọng!

Tôi là nữ, 46 tuổi, nhân viên văn phòng, sức khỏe hoàn toàn khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên. Trong một năm gần đây, tôi bị nhịp tim nhanh, có lần đến 200 lần/phút nhưng không thường xuyên (khoảng 3 tháng bị một lần, mỗi lần kéo dài đến 1, 2 ngày). Bác sĩ khám bảo tôi bị nhịp tim nhanh trên thất, yêu ...

phuongbomhp, 47 tuổi, Hải Phòng

Mẹ tôi, 53 tuổi, đã mổ sửa van tim cách đây 10 năm. Lần đi khám mới nhất cho kết quả hở van ba lá 2/4 và hở van động mạch chủ 1/4, hở van hai lá qua lỗ rách lá van, tăng nhẹ áp lực động mạnh phổi. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi là mẹ tôi có cần điều trị gì thêm ...

Lưu Thị Hòa, 25 tuổi, Thanh Hóa

ThS.BS Nguyễn Tuấn Long

Chào bạn,

Thứ nhất, chuyện mẹ bạn đã mổ sửa van, sử dụng các thuốc Coveram và Betaloc zok là chỉ định hợp lý. Thứ hai, gần đây mẹ đi khám thì có tình trạng hở van 3 lá, có hở van 2 lá và có tăng phổi nhẹ. Tùy vào mức độ hở van tim, mức độ tăng áp phổi mà có các chỉ định một cách phù hợp. Tuy nhiên, aspirin không có chỉ định trong hầu hết các bệnh lý van tim. Có lẽ mẹ bạn có kèm theo các bệnh lý xơ vữa nên các bác sĩ chỉ định aspirin nhằm điều trị, phòng ngừa biến chứng liên quan đến các bệnh lý xơ vữa.

Còn về aspirin thì nó là một loại thuốc không ảnh hưởng đến quá trình điều trị lao của mẹ bạn. Vì vậy trong tình huống này, việc sử dụng aspirin không ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị. Tuy nhiên để xác định rõ vấn đề là có thực sự phải dùng aspirin hay không và cách điều trị mức độ van, tình trạng tổn thương van sau khoảng thời gian mổ sửa thì nó có thay đổi gì không, bạn cần đưa mẹ tới cơ sở y tế chuyên sâu, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tim mạch cũng như có hệ thống hiện đại để đưa ra câu trả lời chính xác cho bạn.

t
 
 

Gần đây, em không biết tại sao mỗi lần chơi thể thao cường độ cao thì đến tối về ngủ đến giữa đêm thì cảm thấy đau ngực trái liên tục phải tỉnh giấc, nằm nghiêng bên phải thì lại bình thường. Lúc chơi thể thao thì em không cảm thấy đau ngực hay khó thở gì, vẫn chơi bình thường. Em không biết mình ...

Chinhdung180, 32 tuổi, Gò Vấp, HCM

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư

Chào bạn,

Bạn có triệu chứng đau ngực trái liên tục khi ngủ, nằm nghiêng bên phải thì lại bình thường, lúc chơi thể thao thì không cảm thấy đau ngực hay khó thở, thường ít nghĩ tới đau ngực do bệnh mạch vành. Ngoài nguyên nhân do bệnh mạch vành, đau ngực có thể do bệnh lý ở phổi, bệnh lý động mạch chủ, đau thần kinh liên sườn hoặc viêm khớp sụn sườn, ngoài ra đau ngực trái có thể do yếu tố tâm lý. Theo tôi, bạn cần đi khám bệnh viện chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và đánh giá toàn diện, từ đó tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp.

Bệnh mạch vành ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi, và bạn cũng không cung cấp đầy đủ thông tin như bạn có hút thuốc lá không, có tăng huyết áp, đái tháo đường hay rối loạn mỡ máu không, gia đình bạn có người mắc bệnh tim mạch sớm không... Do đó, tôi nghĩ tốt nhất bạn nên khám chuyên khoa tim mạch để sớm tìm được nguyên nhân.

Tôi bị choáng, mệt, vã mồ hôi, chỉ muốn nằm. Năm trước vài năm mới bị, nay tháng nào cũng bị. Thường bị làm mệt khi làm việc nhẹ ở nhà nếu trong công việc phải ngước nhìn lên cao nhiều lần. Xin được tư vấn, xin cảm ơn!

Lương Văn Triệu, 67 tuổi, Bà Rịa, Vũng Tàu

BS.CKII Nguyễn Tô Hòa

Bác sĩ: Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào chú,

Chú có cảm giác mệt, vã mồ hôi, chóng mặt. Đây có thể là biểu hiện của các bệnh về tim mạch như thiếu máu cơ tim, hẹp van tim... Triệu chứng xuất hiện khi gắng sức nhẹ và khi ngước nhìn lên cao thì khả năng là do hẹp mạch cảnh. Vì thế, chú nên sắp xếp đến bệnh viện sớm để được thăm khám và có hướng tư vấn điều trị phù hợp.

Năm 2012 tôi bị tai biến do bỏ bữa trưa nhiều ngày, nay đã hồi phục tương đối tốt, tuy nhiên trí nhớ kém hơn, giọng nói kém hơn và hay cáu gắt. Tôi xin hỏi khả năng tái phát có cao không? Tôi đi bộ hàng ngày cả sáng sớm và chiều tối cộng luyện tập nhẹ mỗi buổi 45 phút nhưng vẫn hút ...

Nguyễn Tiến Cường, 59 tuổi, Bắc Ninh

Khoảng vài tháng trở lại đây cơ thể của tôi vẫn bình thường, nhưng có lúc người tôi lại bị hồi hộp và tim lại đập nhanh. Năm trước tôi từng bị Covid. Xin được bác sĩ tư vấn giúp tôi tình trạng hiện tại tôi bị làm sao vậy và cách điều trị?

Lương Quang Tấn, 40 tuổi, Q.Bình Tân, TP.HCM

ThS.BS Phạm Hoàng Trọng Hiếu

Bác sĩ Trung tâm Tim mạch Can thiệp - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Chào bạn,

Tình trạng hồi hộp và tim đập nhanh của bạn có thể do nhiều nguyên nhân. Vì thế, bạn nên sắp xếp đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám cũng như thực hiện các cận lâm sàng, trong đó có siêu âm tim, đeo máy theo dõi điện tim 24 giờ, trắc nghiệm gắng sức... để đánh giá vấn đề nhịp nhanh, từ

ĐĂNG KÝ KHÁM TẠI BVĐK TÂM ANH

Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn