Thứ năm, 22/5/2025

BS.CKII Trương Thị Vành Khuyên

BS.CKII Trương Thị Vành Khuyên

Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường

Hơn 26 năm làm trong chuyên ngành Nội tiết - Đái tháo đường, bác sĩ chuyên khoa II Trương Thị Vành Khuyên đã khám và cứu chữa cho hàng ngàn bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh Nội tiết như: bệnh tiểu đường và biến chứng do tiểu đường (nhiễm toan ceton, nhiễm trùng nặng, hoại tử mô, đường huyết tăng cao, đường huyết tụt quá thấp…), cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, bệnh tuyến yên… Bác sĩ Khuyên từng giữ chức vị trưởng khoa Nội, Bệnh viện Gia An 115.

Giải mã nguyên nhân đường huyết khó kiểm soát cho người bệnh
Nhiều năm hoạt động trong chuyên ngành Nội tiết, bác sĩ Vành Khuyên vẫn đau đáu một nỗi lo cho người bệnh tiểu đường, đó là làm sao để có thể giúp người bệnh đạt được mục tiêu kiểm soát đường huyết theo từng cá thể. Bác sĩ Khuyên chia sẻ: “Điều trị cho người bệnh tiểu đường không chỉ kê đơn thuốc là xong. Để kiểm soát đường huyết hiệu quả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu người bệnh chưa biết và hiểu hết khó có thể điều trị bệnh tốt.” Bác sĩ Khuyên cho rằng hướng dẫn và giải thích cho người bệnh hiểu rõ về bệnh đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao nhận thức trong điều trị. Hơn nữa, để kiểm soát tốt đường huyết, người bệnh cần phải kết hợp giữa dinh dưỡng khoa học, vận động hợp lý và dùng thuốc phù hợp, chứ không chỉ dựa vào thuốc.
Khi khám cho người bệnh tiểu đường, việc đầu tiền bác sĩ Khuyên làm là lắng nghe những thắc mắc và than thở của họ. “Bác sĩ ơi tại sao tôi ăn đúng chế độ mà đường vẫn cao? Tôi sáng chưa ăn gì đo đường đã cao rồi! Tôi vừa uống thuốc ăn sáng xong đã thấy hoa mắt chóng mặt! Tôi uống thuốc đều đặn nhưng đường vẫn không giảm? Gần đây tôi sụt cân, mệt nhiều!... Rất nhiều người có chung những thắc mắc. Có người lo lắng đến mất ngủ, căng thẳng, có người lại nản chí bỏ trị.” bác sĩ Khuyên kể.
Sau khi lắng nghe người bệnh, bác sĩ Khuyên dành thời gian nghiên cứu từng bệnh nhân về thói quen, sở thích, công việc, lịch trình sinh hoạt… để tìm ra một phác đồ phù hợp cho người bệnh bao gồm dinh dưỡng, vận động thể lực và dùng thuốc. Bác sĩ giải thích cho người bệnh hiểu rõ vấn đề người bệnh đang gặp phải một cách đơn giản dễ hiểu. Sau đó điều chỉnh thuốc, hướng dẫn người bệnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện. “Mỗi người có công việc, sinh hoạt khác nhau, do vậy việc thăm khám và tư vấn cần phải phù hợp với từng người. Người bệnh tiểu đường thừa cân sẽ có chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và dùng thuốc khác so với người bệnh tiểu đường thiếu cân.” Bác sĩ Khuyên chia sẻ.
Trả lời câu hỏi về những băn khoăn trăn trở trong nghề, bác sĩ Khuyên trầm ngâm: “Thực sự có những trường hợp đáng tiếc mà bác sĩ nào cũng gặp phải, đó là giá như bác sĩ có duyên gặp người bệnh sớm hơn, bác sĩ sẽ làm được nhiều hơn để giúp người bệnh.”
Năm 2013, bác sĩ Khuyên được Sở Y tế TP HCM tặng bằng khen Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, bác sĩ Khuyên đã từng là trưởng khoa điều trị Covid-19 bệnh nền của một bệnh viện ở cửa ngõ phía tây thành phố, nơi điểm nóng của dịch Covid-19. Năm 2022, bác sĩ Khuyên đã vinh dự được Ủy ban Nhân dân TP HCM trao tặng bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 tại TP HCM”.

Đồng hành cùng bệnh nhân thừa cân, béo phì
Hơn 1 năm về trước, một người bệnh tiểu đường kèm theo bệnh mạch vành, huyết áp cao, béo phì, đau khớp phải ngồi xe lăn tới gặp bác sĩ Khuyên. Bác sĩ Vành Khuyên kể: “Người bệnh đi khám bệnh mặt mày lúc nào cũng nhăn nhó do đau, chị nói chị đang bị trầm cảm vì ngoài ở nhà và bệnh viện thì chị không đi đâu cả. Người bệnh cao 1,55 m nặng 75 kg, thoái hóa 2 khớp gối do béo phì và tuổi cao. Dù đã điều trị nhiều năm tại chuyên khoa khớp và tiêm thuốc điều trị thoái hóa khớp, song do béo phì làm tăng tải trọng lên các khớp, nên khớp vẫn sưng đau, đi lại khó khăn, hầu như phải di chuyển bằng xe lăn. Nhiều năm nay người bệnh muốn đi thăm con ở nước ngoài nhưng chưa đi được.” Béo phì là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị đau khớp, rất khó điều trị. Do đau đớn, bệnh tạo ra một vòng luẩn quẩn. Bệnh nhân không thể vận động nên rất khó giảm cân, mà cân không giảm được, thì khớp không thể hết đau.
Bác sĩ Khuyên đã dành nhiều thời gian để điều chỉnh chế độ ăn, thuốc điều trị, động viên người bệnh kiên trì giảm cân. “Sau 2 tháng người bệnh giảm được 5 kg, chị ấy chống nạng tới gặp tôi nhưng không cần ngồi xe lăn nữa. Ba tháng sau, chị quay lại tái khám, cười rất tươi, kể là chị mới qua nước ngoài thăm con. Cứ mỗi tháng chị giảm được từ 1-2 kg.” Bác sĩ Khuyên chia sẻ.
Không chỉ trường hợp của một người mà rất nhiều người bệnh béo phì khác đã được bác sĩ Khuyên giúp giảm cân. Trong quá trình giảm cân vất vả, chị đã luôn đồng hành với người bệnh, giải thích các mối nguy cơ, tạo động lực hướng dẫn chế độ ăn, vận động, điều chỉnh thuốc…
Bác sĩ Khuyên cho rằng: “Điều trị béo phì thực sự rất khó khăn, không phải trường hợp nào cũng thành công. Người bệnh cần rất kiên trì, cần có người thân và nhân viên y tế hỗ trợ, có động lực rõ ràng thì mới có kết quả tốt”.
Với tình yêu nghề, xem người bệnh như người thân, bác sĩ CKII Trương Thị Vành Khuyên đã bén duyên với Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cùng đồng nghiệp của mình là những chuyên gia, bác sĩ chung tay điều trị giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau, nỗi lo do bệnh tật, giảm tối thiểu biến chứng, từ đó có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và mang lại lợi ích lâu dài cho người bệnh.
1992 - 1997: Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Dược TP HCM.
2001 - 2003: Bác sĩ Chuyên khoa I, Đại học Y dược TP HCM.
2010 - 2013: Bác sĩ Chuyên khoa II, Đại học Y dược TP HCM.
10/1999 - 09/2001: Bác sĩ Đa khoa, Chữ Thập Đỏ Tân Bình.
10/2003 - 06/2018: Bác sĩ khoa Nội tiết, Bệnh viện Nhân Dân 115.
07/2018 - 2023: Trưởng khoa Nội, chuyên khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Gia An 115.
2023 - Nay: Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM.

Tư vấn y tế từ bác sĩ

Viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp thường khởi phát âm thầm, kéo dài theo thời gian, khi bướu giáp to gây khó thở, khó nuốt cần phẫu thuật. Tuyến giáp là một tuyến có hình bướm (nặng khoảng 15-20 g) nằm ở trước ...

Bác sĩ cùng lĩnh vực

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tuyền
Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
BS Nguyễn Thị Thanh Trúc
Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
BS.CKI PHAN THỊ THÙY DUNG
Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
BS.CKI VÕ TRẦN NGUYÊN DUY
Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
BS.CKI ĐỖ TIẾN VŨ
Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường
BS.CKII Trần Kim Oanh
Bác sĩ khoa Nội tiết - Đái tháo đường
Khoa Nội tiết - Đái tháo đường