Tỷ lệ lao động quay lại sau Tết ở nhiều doanh nghiệp tại Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM đạt trên 90% do nhiều người muốn giữ việc, chính sách phúc lợi phát huy hiệu quả.
Nhật giảm sức hút, nhiều doanh nghiệp chuyển hướng tìm thị trường mới như Hy Lạp, Pháp, Hungary, Tây Ban Nha, Phần Lan, Australia... để thêm lựa chọn cho lao động.
Sau hơn chục năm đi xuất khẩu lao động, làm đủ công việc tay chân ở Hàn Quốc, chị Út Luân về Việt Nam mở công ty doanh thu triệu USD mỗi năm.
Hết ca làm việc ngày cuối năm, thay vì chen chân ra bến xe Nước Ngầm cách nhà trọ 30 km, vợ chồng chị Thương thong thả soạn đồ để sáng hôm sau đưa hai con về Hà Tĩnh bằng xe đưa đón miễn phí.
Tiền lương năm 2024 và thưởng Tết Ất Tỵ tăng lần lượt 4% và 13% so với cùng kỳ, theo Công đoàn Việt Nam.
Nhiều người nghỉ việc chờ trợ cấp một lần nhưng có việc làm mới, chính sách mới của Luật Bảo hiểm xã hội giúp lao động an tâm nên người rút bảo hiểm ở TP HCM giảm mạnh.
Năm 2024, gần 1,1 triệu lao động rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, giảm 1,6% so với năm 2023, theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ngân sách chi hơn 908 tỷ đồng, các cấp công đoàn TP HCM chi hơn 500 tỷ đồng để tặng quà, hỗ trợ tiền mặt, tặng vé xe… cho người dân khó khăn dịp Tết Ất Tỵ.
Quản lý ngành IT- phần mềm dẫn đầu thu nhập với lương trung vị 52 triệu đồng, trong khi các lĩnh vực ngân hàng, tài chính mức 39 triệu đồng.
Số người rút bảo hiểm xã hội một lần năm 2024 ở TP HCM là hơn 99.900 người, thấp nhất trong 5 năm và giảm 11,4% so với cùng kỳ.
Bán hàng và công nghệ thông tin dự kiến tiếp tục dẫn đầu trong nhu cầu tuyển dụng nhân sự năm 2025, tăng so với năm trước.
Hơn 76% doanh nghiệp ở TP HCM nhận định 100% nhân viên sẽ quay trở lại làm việc sau Tết, thị trường ổn định, hiếm nhảy việc do các yếu tố kinh tế tác động.
Mức thưởng Tết Ất Tỵ cho cá nhân cao nhất ở Hải Phòng thuộc về doanh nghiệp kinh doanh cảng biển với 487,5 triệu đồng.
Tổng cục Thống kê ngày 6/1 cho biết thu nhập bình quân lao động ba tháng cuối năm 2024 đạt 8,2 triệu đồng, tăng 550.000 đồng so với quý trước.
Mức thưởng Tết Nguyên đán cao nhất ở Hà Nội thuộc về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với 311 triệu đồng, hơn Tết năm trước 106 triệu đồng.
Năm 2024, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương đạt 8,5 triệu đồng, tăng 1,9 triệu so với năm 2020.
Mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất ở Thừa Thiên Huế thuộc về nhân sự cấp cao của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trung tâm Lao động ngoài nước đang tuyển chọn lao động đi Australia làm công việc giết mổ, chế biến thịt theo chuẩn Halal, lương tháng khoảng 60 triệu đồng.
Mức thưởng Tết Ất Tỵ dành cho cá nhân ở TP HCM cao nhất khoảng 1,9 tỷ đồng, thấp hơn năm trước, song dẫn đầu hơn 20 địa phương đã công bố.
Đại học Xây dựng Hà Nội vừa khai giảng lớp đào tạo kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, chuyên ngành Đường sắt tốc độ cao và Đường sắt đô thị.
Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.
Đà Nẵng dẫn đầu tiền thưởng Tết Âm lịch 700 triệu đồng, mức thưởng thấp nhất 50.000 đồng thuộc doanh nghiệp FDI ở Thái Bình, tính tới ngày 19/12.
Nguồn lao động Việt Nam đi xuất khẩu ngày càng khan hiếm, nhiều nghiệp đoàn Nhật than phiền phải sang nước khác tìm người, theo lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất ở Đà Nẵng thuộc về doanh nghiệp dân doanh, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năm ngoái.
Long An năm thứ hai dẫn đầu cả nước về thưởng Tết Âm lịch với cao nhất 519 triệu đồng, trong khi Thanh Hóa thưởng thấp nhất 70.000 đồng, tính đến ngày 17/12.
Nhiều doanh nghiệp dành mức thưởng Tết Ất Tỵ cho lao động cao hơn năm ngoái và tốt nhất từ khi Covid-19 bùng phát do kinh doanh thuận lợi, đơn hàng ổn định.
Mức thưởng Tết Ất Tỵ cao nhất ở Long An là 519 triệu đồng thuộc về doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, thấp nhất một triệu đồng.
Hà Giang thuộc nhóm địa phương công bố thưởng Tết Âm lịch sớm với mức cao nhất gần 110 triệu đồng, thấp nhất 300.000 đồng mỗi người.
Thành phố dự kiến chi 175 tỷ đồng mỗi năm hỗ trợ thêm cho trường hợp nghỉ việc do tinh giản biên chế, trong đó hơn 1.000 cán bộ dôi dư khi sáp nhập 80 phường.