Bác sĩ khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào mẹ,
Bé lớn năm nay 12 tuổi, hiện tại cao 1m48, nặng 41 kg, tính ra BMI của bé là 18,7. Bé nhỏ năm nay 8 tuổi, cao 1m35 và nặng 31kg, BMI của bé là 17. Như vậy, các chỉ số cân nặng, chiều cao, BMI của 2 bé đều nằm trong ngưỡng bình thường theo tuổi. Bé lớn dậy thì từ khoảng 10 tuổi là bình thường, khi dậy thì tốc độ tăng chiều cao sẽ nhanh hơn so với trước khi dậy thì. Với nữ giới, chiều cao sẽ đạt đến tối đa vào năm 15-16 tuổi.
Để cải thiện chiều cao, bé cần được đảm bảo nhu cầu canxi và vitamin D, tập thể dục, ngủ đủ giấc. Cụ thể ba mẹ cần cho bé ăn nhiều các thực phẩm chứa canxi như sữa, trứng, thủy hải sản… và tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên. Nhu cầu canxi hàng ngày theo tuổi ở trẻ em như sau: từ 1-3 tuổi cần 700 mg canxi, từ 4-9 tuổi cần 1000 mg canxi, từ 9-18 tuổi cần 1300 mg canxi. Các bé cũng cần khoảng 600 UI vitamin D mỗi ngày. Thông thường 100 ml sữa tươi hay yogurt sẽ có khoảng 100 mg canxi. Nếu chế độ ăn và chế độ sinh hoạt bình thường của bé không đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D, bé có thể bổ sung thêm các thuốc có chứa canxi và vitamin D với liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Ba mẹ cần lưu ý chọn loại canxi hữu cơ để tránh bị tác dụng phụ gây sỏi thận của các thuốc canxi. Tuy nhiên, việc xác định thiếu vi chất tốt nhất vẫn là đo lượng canxi, vitamin D cũng như các vi chất khác trong máu. Nếu được xác định thiếu loại vi chất nào đó, bác sĩ sẽ kê thuốc bổ sung với liều lượng cao hơn nhiều lần so với nhu cầu cơ bản trong thời gian nhất định.
Chúc mẹ, bé cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Trân trọng!
Bác sĩ khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Chào mẹ
Theo như mẹ mô tả thì bé nhà mình bị xuất huyết tiêu hoá dưới mức độ nhẹ, nguyên nhân thường gặp nhất có thể do nứt kẽ hậu môn hoặc polyp trực tràng. Mẹ nên đưa bé đi khám để bác sĩ đánh giá kĩ hơn về mức độ xuất huyết, chẩn đoán xác định nguyên nhân cụ thể; từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cho bé.
Chúc mẹ, bé cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Trân trọng!
Chào chị,
Con trai 12 tuổi có cân nặng trung bình khoảng 40kg và cao 150cm. Như thông tin chị cung cấp, con thiếu cả cân nặng và chiều cao. Con chơi thể thao được là tốt nhưng cần nâng tổng năng lượng ăn vào nhiều hơn. Chị nên khuyến khích con ăn cơm 1,5 - 2 chén/bữa, có thể giảm 1/2 chén rau/bữa nếu không táo bón, duy trì lượng thịt cá 100g/bữa là ổn. Để đa dạng món ăn và kích thích vị giác cho con, chị có thể chế biến thành các món chiên, xào, quay,... Sau bữa cơm, chị cho con tráng miệng với các món như bánh bông lan, kem, chè đậu,... hoặc một ly sữa tươi. Chú ý, tăng hàm lượng dinh dưỡng trong cả 3 bữa ăn chính của con.
Ngoài ra, mỗi ngày con nên uống 3 - 4 hộp sữa tươi ít đường, nhất là vào buổi sáng và buổi tối trước ngủ (có thể uống sữa thay nước). Trước giờ chơi thể thao, con nên ăn nhẹ một ít bánh và uống một hộp sữa. Sau tập, chị cho con ăn bữa chính nhiều và đủ chất. Nếu con vẫn chậm lên cân, chị nên đưa con tái khám dinh dưỡng để được hỗ trợ thêm.
Nếu có bất cứ điều gì cần hỗ trợ thêm, chị có thể liên hệ các kênh sau:
- Inbox cho page: https://www.facebook.com/benhvientamanh
- Hoặc liên hệ trực tiếp:
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287102 6789 - 093 180 6858
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Hotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872
Chúc chị cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Mến chào chị!
Bác sĩ khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn,
Tăng trưởng là một thông số quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe của trẻ. Nếu quá trình tăng trưởng diễn ra bình thường, có thể tình trạng sức khỏe tổng quát tốt. Nhưng nếu tăng trưởng chậm hơn bình thường, có thể bạn mắc bệnh bán cấp hoặc mãn tính tiềm ẩn, bao gồm cả nguyên nhân nội tiết gây chậm tăng trưởng.
Có ba giai đoạn tăng trưởng sau sinh tương ứng với mỗi mô hình riêng biệt: Trẻ sơ sinh - trẻ nhỏ, thời thơ ấu và tuổi dậy thì. Các giai đoạn phát triển ở bé trai và bé gái đều giống nhau, nhưng thời gian và tốc độ tăng trưởng khác nhau, đặc biệt là ở tuổi dậy thì.
Trẻ sơ sinh - trẻ nhỏ: Trong hai năm đầu đời, tốc độ tăng trưởng ban đầu rất nhanh và sau đó giảm dần. Tăng trưởng tổng thể trong giai đoạn này là khoảng 30 đến 35 cm.
Thời thơ ấu: Tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Hầu hết trẻ em phát triển với tốc độ sau:
Từ 2 - 4 tuổi: Tăng 5,5 - 9 cm/năm (2.2 - 3.5 inch/năm)
Từ 4 - 6 tuổi: Tăng 5 - 8,5 cm/năm (2 - 3.3 inch/năm)
Từ 6 tuổi đến dậy thì:
Đối với bé trai: Tăng 4 - 6 cm/năm (1.6 - 2.4 inch/năm)
Đối với bé gái: Tăng 4,5 - 6,5 cm/năm (1.8 - 2.6 inch/năm)
Tuổi vị thành niên (tuổi dậy thì): Giai đoạn này đặc trưng bởi sự tăng trưởng đột ngột từ 8-14 cm/năm do tác động hiệp đồng của việc tăng steroid tuyến sinh dục và hormone tăng trưởng. Ở các bé gái, giai đoạn dậy thì thường bắt đầu vào khoảng 10 tuổi, có thể bắt đầu sớm nhất khi 8 tuổi. Ở các bé trai, giai đoạn dậy thì thường bắt đầu vào khoảng 12 tuổi, có thể bắt đầu sớm nhất khi 10 tuổi.
Để cải thiện chiều cao, trước hết, chúng ta cần biết chiều cao của trẻ được quyết định bởi 1 số các yếu tố sau đây:
Yếu tố di truyền
Dinh dưỡng
Môi trường sống
Hoạt động vận động
Yếu tố y tế
Thói quen sinh hoạt
Tuổi và giới tính
Trong những yếu tố này, hoạt động thể lực là một yếu tố rất quan trọng trong cải thiện chiều cao. Hoạt động thể lực đều đặn giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, tránh được một số bệnh lý; giúp trẻ ăn uống ngon hơn; thay đổi thói quen sinh hoạt theo chiều hướng có lợi hơn, giúp trẻ có được lối sống năng động… Các tác động này đều là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ sau này.
Một số môn thể thao có thể giúp trẻ có thể cải thiện được chiều cao:
Bóng rổ
Bóng đá
Bơi lội
Quần vợt
Điền kinh
Yoga
Leo trèo
Nếu có bất cứ điều gì cần hỗ trợ thêm, chị có thể liên hệ các kênh sau:
- Inbox cho page: https://www.facebook.com/benhvientamanh
- Hoặc liên hệ trực tiếp:
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM: 2B Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình. Hotline: 0287102 6789 - 093 180 6858
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội: 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Hotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872
Chúc chị cùng gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Mến chào chị!
Con tôi bị ho, viêm họng có kèm theo đi ngoài phân lỏng 4-5 lần/ngày, đi ngoài phân lỏng nước. Tôi có cho cháu uống thuốc viêm họng và uống men tiêu hoá nhưng chưa hết đi phân lỏng nước nhưng đỡ hơn là đi 2 lần/ngày. Cháu cũng bị sốt đi sốt lại. Em muốn hỏi nguyên nhân tại sao vậy ạ?
Con gái tôi được 1,5 tháng tuổi, sinh mổ, lúc sinh nặng 3kg, ngày 18/10 cháu đã nặng 4,6kg. 20 ngày đầu bé chỉ ăn xong là ngủ nhưng một tuần gần đây về đêm bé đạp chân tay liên tục, đêm ngủ chập chờn, phải bế trên tay thường xuyên làm mẹ bé thức cả đêm để bế bồng, đặt xuống là khóc hoặc ...
Con em được 4 tháng tuổi, một tháng trước bé bị xuất huyết giảm tiểu cầu, xuất huyết não và viêm phổi mới khỏi cách đây 3 tuần. Hiện tại tới ngày đi tiêm phòng vậy có tiêm lại được chưa? Hiện tại bé không sốt, không ốm ạ.
Bé nhà mình bị chàm sữa, bôi thuốc khỏi chàm rồi xong ở cổ lại xuất hiện những đốm trắng nhỏ hơn tháng nay chưa khỏi. Bác sĩ cho em hỏi có thuốc gì bôi khỏi không và để lâu có vấn đề gì không ạ?
Cháu nhà em là bé trai 4,5 tuổi nhưng chỉ nặng 14kg, cao 93cm. Với chiều cao và cân nặng như vậy có phải suy dinh dưỡng không? Em nhờ bác sĩ tư vấn phương pháp cải thiện ạ, em cảm ơn.
Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn