Trung Quốc bỏ thuế nhập khẩu và cho phép lập doanh nghiệp tư nhân từ 1980, còn Hàn Quốc hỗ trợ các chaebol để đẩy nhanh tăng trưởng, công nghiệp hóa.
Vẫn dẫn đầu thị phần nhưng Nike đang sa sút vì thiếu đổi mới, rạn nứt với nhà bán lẻ và cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ.
Để duy trì sức cạnh tranh toàn cầu, Ủy ban châu Âu (EC) lên kế hoạch tận dụng 10.000 tỷ euro tiết kiệm của người dân vào đầu tư.
Liên kết kinh tế đang được củng cố trong 3 nước Đông Á lớn và EU - Ấn Độ, trước áp lực thuế quan của ông Trump.
Để "cứu TikTok", Nhà Trắng đang dẫn dắt đàm phán theo hướng cổ đông Mỹ tăng sở hữu ByteDance, tách TikTok Mỹ ra độc lập và vận hành bởi Oracle.
Một "Kế hoạch hành động đặc biệt" để kích cầu nội địa vừa được Trung Quốc tung ra trong bối cảnh công nghiệp và xuất khẩu chậm lại.
"Họ đã đánh mất niềm tin", Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ Sean Duffy bình luận về Boeing.
Các chuỗi F&B Trung Quốc như Mixue, Chagee, Haidilao ồ ạt mở rộng tại Đông Nam Á, cạnh tranh sức ảnh hưởng với đối thủ Mỹ như Starbucks và McDonald’s.
Cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng đã lan ra nhiều lĩnh vực, kéo hàng loạt nền kinh tế lớn vào vòng xoáy áp thuế trả đũa.
Bất an ở Phố Wall, giới đầu tư đổ xô sang cổ phiếu Trung Quốc, phần nào giúp chứng khoán nước này "vĩ đại trở lại", theo Reuters.
Vị thế đồng euro giảm khiến châu Âu do dự trước quyết định tịch thu tài sản Nga, do lo ngại những hệ lụy tiềm tàng.
Phố Wall nhiệm kỳ này đỏ lửa khi ông Trump không bận tâm hiệu suất thị trường chứng khoán mà ưu tiên cuộc chiến thuế quan.
Trung Quốc tăng kích cầu nội địa, phát triển kinh tế tư nhân, đầu tư công nghệ để tăng trưởng 5%, nhưng chuyên gia cho rằng nước này cần thêm các chính sách kích thích.
Vốn đã lo ngại Mỹ suy thoái, nhà đầu tư càng bất ngờ khi ông Trump thay đổi quan điểm về thị trường chứng khoán so với nhiệm kỳ đầu.
Các thương hiệu xa xỉ châu Âu đặt kỳ vọng tăng trưởng năm nay dựa vào Mỹ nhưng đang phải nhận 'gáo nước lạnh' vì đe dọa thuế quan.
Bối rối vì các chính sách thuế quan của ông Trump thay đổi liên tục, một số doanh nghiệp Mỹ giảm đặt hàng hoặc tạm hoãn đầu tư.
Từng kỳ vọng thương mại với Mỹ sẽ tiếp tục củng cố tăng trưởng, Mexico và Canada chịu đòn giáng mạnh khi ông Trump áp thuế nhập khẩu.
Ông Trump áp thuế nhập khẩu mới với hàng hóa từ Mexico, Canada và Trung Quốc khiến chi phí doanh nghiệp, người dân Mỹ tăng lên và đe dọa tăng trưởng kinh tế.
Ukraine ước cần đến cả thập kỷ để phát triển các mỏ mới và giấc mơ càng xa sau trận cãi vã giữa Tổng thống Trump và Zelensky, theo chuyên gia.
"Đi trước về sau" trong ngành điện hạt nhân, Ấn Độ đang tháo gỡ chính sách, mời gọi hợp tác quốc tế để xây thêm lò phản ứng mới.
Từ 3.000 nhân dân tệ (422 USD) vay bà ngoại năm 1997, anh em Zhang Hongchao và Zhang Hongfu hiện có hơn 8 tỷ USD nhờ cổ phần trong Mixue.
Giới đầu tư bối rối khi xem màn khẩu chiến của tổng thống Mỹ và Ukraine nhưng giữ được "đầu lạnh" để giao dịch và tìm kênh trú ẩn.
DeepSeek thổi bùng làn sóng phấn khích trên khắp Trung Quốc, thúc đẩy các cơ quan lẫn doanh nghiệp chạy đua tích hợp AI và hồi sinh thị trường startup.
Tiêu dùng, vốn đóng góp khoảng 70% GDP Mỹ, có thể chậm lại khi người dân bi quan về nền kinh tế trong nhiệm kỳ của ông Trump.
Sau ý định mua Greenland, việc ông Trump nêu thỏa thuận khoáng sản với Ukraine cho thấy Mỹ, phương Tây nhận ra "gót chân Achilles" trong nguồn cung kim loại chiến lược.
Sau 3 năm chịu ảnh hưởng từ chiến sự với Ukraine và lệnh trừng phạt, kinh tế Nga sắp có bước ngoặt khi Tổng thống Mỹ muốn nhanh chóng chấm dứt xung đột.
Cuộc họp của ông Tập với giới doanh nhân vừa qua thay đổi danh sách và vị trí ngồi đáng kể so với 2018, khi Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
Chỉ trong 2 tuần, Tổng thống Mỹ liên tiếp công bố, hoặc dọa áp thuế với hàng loạt đối tác, trái ngược với sự thận trọng trong ngày nhậm chức.
Để thúc đẩy tăng trưởng, Malaysia tích cực hút đầu tư trung tâm dữ liệu nhưng chuyên gia cảnh báo các áp lực tiềm ẩn về nguồn cung điện, nước.