VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 21/2/2025

Bố tôi năm nay 90 tuổi, có bệnh nền: suy tim, EF 52%, cao huyết áp, đặt 3 stent mạch vành, thể trạng suy kiệt, thoát vị đĩa đệm CSTL, viêm loét dạ dày tá tràng. Khi đi tiêm vaccine Covid-19 bác sĩ nói tình trạng như vậy không tiêm được. Vậy nên gia đình tôi rất lo lắng nếu bố nhiễm nCoV thì rất ...

Bùi Đức Tuyên, 45 tuổi, Nam Định

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Bố bạn 90 tuổi, có nhiều bệnh kèm theo gồm tăng huyết áp, suy tim, bệnh mạch vành, như vậy bố bạn thuộc nhóm những người có nguy cơ bị mắc bệnh nặng khi nhiễm nCoV và do vậy rất cần được bảo vệ. Vaccine là vũ khí hàng đầu, giúp tạo ra kháng thể để chống lại virus. Trong trường hợp bố bạn không thể tiêm được vaccine thì kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 có thể được sử dụng nhằm cung cấp ngay kháng thể bảo về bố bạn không bị bệnh nặng. Tuy nhiên, do bố bạn có bệnh nền phức tạp nên trước khi tiêm thuốc bác cần được khám lại chuyên khoa tim mạch để đảm bảo hiện tình trạng tim mạch là ổn định và ông cần duy trì thuốc điều trị bệnh đầy đủ trước và sau tiêm theo đơn của bác sĩ.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi bị bệnh tăng áp lực động mạch phổi + suy tim đã và đang điều trị tại bệnh viện. Xin cho tôi hỏi cần làm thủ tục gì để được tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19? Xin cảm ơn!

Phạm Đức Trí, 47 tuổi, Lâm Đồng

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Trường hợp của bạn cần phải thăm khám trước về bệnh tim mạch để đảm bảo an toàn và hạn chế tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Bà của em hiện đã 90 tuổi, khám sàng lọc ở bệnh viện ở Phú Thọ thì bác sĩ nói do tim quá yếu nên không thể tiêm vaccine (bà có tiền sử huyết áp cao). Vậy em muốn xin tư vấn trường hợp của bà có thể tiêm được kháng thể đơn dòng này không ạ?

Thảo, 33 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Bà của bạn 90 tuổi, có tăng huyết áp, suy tim, như vậy bà bạn thuộc nhóm những người có nguy cơ mắc bệnh nặng khi nhiễm nCoV và do vậy rất cần được bảo vệ. Vaccine là vũ khí hàng đầu, giúp tạo ra kháng thể để chống lại virus. Trong trường hợp bà bạn không thể tiêm được vaccine thì kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 có thể được sử dụng nhằm cung cấp ngay kháng thể. Tuy nhiên, do bà bạn có bệnh tim mạch nên trước khi tiêm thuốc cần khám khoa tim mạch xem hiện tại tim mạch của bà có ổn không, nhằm giảm thiểu tối đa tác dụng không mong muốn của thuốc. Vì như chúng ta đa biết thì bất kỳ thuốc nào (Đông y hay Tây y) đều có tác dụng phụ không mong muốn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi là bệnh nhân Lupus ban đỏ đã ghép thận được 30 tháng. Tôi đã tiêm đủ 3 mũi vaccine phòng Covid-19 và cũng đã bị mắc Covid-19. Sau khi mắc thì 10 ngày sau tôi đã test âm tính. Hiện tại sức khỏe bình thường. Tôi muốn hỏi tôi có tiêm được mũi kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 được không? Hiện tại tôi ...

Đinh Thị Thu Huyền, 46 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Bạn đã tiêm 3 mũi vaccine ngừa Covid-19 mà vẫn mắc thì chứng tỏ vaccine đã không tạo được hoặc không tạo đủ kháng thể ngừa Covid-19.

Sau khi mắc Covid-19 cơ thể sẽ tạo kháng thể. Tuy nhiên kháng thể đó có đủ để tránh tái nhiễm hay không và tồn tại bao lâu, lại là 1 vấn đề. Nhiễm nCoV chủng Delta có thể không tái nhiễm, nhưng chủng Omicron có thể tái nhiễm, nên kháng thể có từ lần nhiễm trước chưa chắc đã chống lại được chủng mới. Mặt khác, kháng thể tạo ra cũng giảm và gần như hết hiệu lực sau 6 tháng. Như vậy, bạn có thể tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 được. Khi tiêm kháng thể đơn dòng không phải thay đổi liều thuốc ức chế miễn dịch.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Mẹ tôi 69 tuổi, đã chích 3 mũi vaccine Covid-19, từ tháng 8 đến tháng 1/2022, đã từng nhiễm Covid-19 hồi cuối tháng 10. Mẹ tôi bị cao huyết áp và thận nhẹ. Vậy mẹ tôi có nên tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 không?

Nguyễn Bùi Nam Thanh, 45 tuổi, Q. Tân Bình, TP. HCM

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM


Mẹ bạn đã tiêm 3 mũi vaccine ngừa Covid-19 mà vẫn mắc thì chứng tỏ vaccine đã không tạo được hoặc không tạo đủ kháng thể ngừa Covid-19.

Sau khi mắc Covid-19 cơ thể sẽ tạo kháng thể. Tuy nhiên kháng thể đó có đủ để tránh tái nhiễm hay không và tồn tại bao lâu lại là 1 vấn đề. Nhiễm nCoV chủng Delta có thể không tái nhiễm, nhưng chủng Omicron có thể tái nhiễm, nên kháng thể có từ lần nhiễm trước chưa chắc đã chống lại được chủng mới. Mặt khác, kháng thể tạo ra cũng giảm và gần như hết hiệu lực sau 6 tháng. Như vậy, mẹ bạn nằm trong nhóm đối tượng có thể tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Con tôi 30 tuổi đã được ghép thận 2 năm, hiện tại sức khỏe của cháu bình thường. Vậy cháu có nên tiêm bổ sung kháng thế đơn dòng này không thưa bác sĩ?

Đỗ Văn Hùng, 63 tuổi, Vũng Tàu

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Không biết người bệnh ghép thận đó đã tiêm vaccine chưa? Nếu chưa tiêm vaccine hay không thể tiêm vaccine thì tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 được.

Nên lưu ý người ghép thận có sức đề kháng kém, dễ nhiễm vi khuẩn, virus, đặc biệt nCoV, nên người bệnh cần phòng ngừa bằng vaccine. Trường hợp chống chỉ định với vaccine thì mới tiêm kháng thể đơn dòng.

Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có được dùng kháng thể đơn dòng không?

Phùng Khánh Linh, 23 tuổi, Bình Phước

PGS.TS.BS Trần Quang Bính

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP.HCM



Cho đến nay những dữ liệu nghiên cứu trên phụ nữ có thai và những người đang cho con bú là rất ít. Tuy nhiên, thuốc này có thể sử dụng trên phụ nữ có thai và những người đang cho con bú, ngay cả đối với những người suy giảm chức năng thận cũng không cần phải điều chỉnh liều. Đây là công bố của nhà sản xuất chứng tỏ thuốc có thể sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú.

Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên thuốc về trong điều kiện Y tế Việt Nam, nên tại BVĐK Tâm Anh chúng tôi chưa chỉ định thuốc này được sử dụng cho phụ nữ có thai.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Em là bệnh nhân Lupus ban đỏ biến chứng thận đã 22 năm. Thận tổn thương độ IV. Hiện đang điều trị thuốc Medrol 8mg mỗi ngày. Em có thể đăng kí tiêm ngừa kháng thể đơn dòng này được không ạ?

Đỗ Hoàng Kiều Trân, 36 tuổi, Cần Thơ

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Lupus ban đỏ 22 năm và gây suy thận độ IV, dù liều Medrol 8mg (tương đương Prednison 10 mg) là tình trạng khá nặng, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, nên người bệnh cần phòng ngừa Covid-19 bằng vaccine. Trường hợp chống chỉ định với vaccine thì tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 được.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Người bị bệnh tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh có được tiêm kháng thể đơn dòng không ạ?

tranloan6718, 39 tuổi, TP HCM

BS.CKII Tạ Phương Dung

Phó giám đốc TT Tiết niệu - Thận học BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Tất cả chúng ta nhất là người bệnh nền đều cần phòng ngừa Covid-19 bằng vaccine. Trường hợp chống chỉ định với vaccine thì tiêm kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 được.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Mấy hôm nay, tôi nghe tin thời sự rất sợ biến chủng Omicron, cho tôi hỏi kháng thể đơn dòng của AstraZeneca có chống được biến thể Omicron không?

Lại Thanh Sơn, 47 tuổi, Trà Vinh

PGS.TS.BS Trần Quang Bính

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP.HCM


Chúng ta đã biết rằng vaccine phòng Covid-19 hiệu lực sẽ giảm theo thời gian. Do đó, tùy theo loại vaccine mà lịch tiêm cần tiêm mũi 2, mũi 3, và liều nhắc lại hoặc liều bổ sung. Vaccine cũng có thể có hiệu quả với biến thể này mà không có hiệu quả với các biến thể mới xuất hiện. Vì thế chúng ta cần phải tiêm lại những liều vắc xin bổ sung để tăng cường hiệu quả kháng thể - tức là lượng kháng thể trong cơ thể tăng lên từ đó có hiệu quả phòng ngừa được các biến chủng mới. Về bộ đôi kháng thể đơn dòng, cho đến những dữ liệu hiện nay người ta ghi nhận thuốc này vẫn đáp ứng phòng ngừa rất tốt đối với các biến thể đã được ghi nhận, tức là có thể ngăn ngừa được Omicron.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách hàng, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi muốn tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca nhưng không biết tiêm ở đâu? Tôi ở Cà Mau thì đăng ký cách nào?

Đắc Danh, 50 tuổi, Cà Mau

PGS.TS.BS Trần Quang Bính

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Hiện tại, Bộ y tế chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 của AstraZeneca tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh (cơ sở Hà Nội và TP HCM) và được chỉ định tiêm tại bệnh viện cho nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch, dị ứng với các thành phần của vaccine... Để đăng ký bạn có thể gọi số hotline của bệnh viện (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Người bình thường đã tiêm 3 mũi vaccine hoặc là người F0 khỏi bệnh thì có thể tiêm được kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 không? Xin cảm ơn bác sĩ!

Hà An, 30 tuổi, Dĩ An, Bình Dương

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Kháng thể đơn dòng này không có nhiều, ở một số nước được sử dụng kháng thể đơn dòng miễn phí họ sẽ chọn tiêm cho những đối tượng ưu tiên. Nếu đối tượng là người trẻ khỏe, đã chích 3 mũi thì cũng cơ bản đủ kháng thể vậy nên cũng không nhất thiết phải tiêm kháng thể đơn dòng đó để dành kháng thể đơn dòng đó cho những người cần hơn.

Trường hợp bạn là F0 đã khỏi bệnh, theo cơ chế trong 6 tháng đầu lượng kháng thể trong cơ thể vẫn còn khá nhiều. Nếu bạn đã tiêm đủ 3 mũi vaccine, là F0 đã khỏi bệnh và là người trẻ thì nên cân nhắc để dành lượng kháng thể đơn dòng cho những người có nguy cơ cao hơn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Phụ nữ mang thai mới tiêm 1 mũi vaccine Pfizer có được tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca này không ạ? Có ảnh hưởng gì tới thai kỳ không? Xin cảm ơn bác sĩ!

Phan Thị Anh, 32 tuổi, Buôn Hồ, Đắk Lắk

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Phụ nữ mang thai khó có thể hoàn thành phác đồ tiêm vaccine hoàn hảo như mong muốn. Như hiện nay có những trường hợp không thể tiêm vaccine từ tuần thứ 13 trở lên, cũng có thể đối tượng đó chích 1 mũi xong rồi mới mang thai, mũi 2 chờ đứa trẻ lớn rồi mới tiêm thì rất chậm. Do đó, đối tượng phụ nữ mang thai cũng là đối tượng nên tiêm kháng thể đơn dòng.

Thứ hai, kháng thể đơn dòng là một dạng của huyết thanh, cũng tạo ra kháng thể như vaccine. Tiêm kháng thể đơn dòng không liên quan đến vấn đề mang thai. Phụ nữ mang thai có thể chích kháng thể đơn dòng một cách an toàn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Tôi có người dì trên 50 tuổi bị ung thư hang vị đã thực hiện phẫu thuật. Hiện đã tiêm 3 mũi AstraZeneca. Vậy tôi có cần tiêm bổ sung kháng thể đơn dòng này không? Xin cảm ơn bác sĩ!

Võ Ngọc Phụng, 29 tuổi, Vĩnh Long

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Đối với những người đang điều trị ung thư phải xử dụng phương pháp hóa trị liệu sẽ làm giảm đi tác dụng của vaccine, bởi vì khi sử dụng vắc xin cho những người đang điều trị ức chế miễn dịch, khả năng tế bào của cơ thể sẽ không tạo ra được kháng thể mong muốn. Đối với trường hợp trên có thể sẽ được khuyến cáo tiêm thêm 1 mũi nhắc nhưng nếu sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng này có khả năng bù đắp lại khoảng miễn dịch mà vắc xin tạo ra của 3 mũi vaccine Covid-19 còn hạn chế.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Tôi bị tai biến nhẹ cách đây 2 năm, bị viêm đa khớp nên đôi khi đau quá phải uống thuốc cotizond, bị dị ứng nổi mề đay (có khi ngứa trong ruột) khi tiêm kháng sinh. Tôi bị suy tim trái cách đây 10 năm. Liệu tôi có thể tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 này không?

Thuận Nguyễn, 37 tuổi, Q1, TP.HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Nếu là một người có cơ địa dị ứng hay một người bị bệnh liên quan đến miễn dịch hoặc có nhiều bệnh nền thì vẫn có thể tiêm được kháng thể đơn dòng. Khi tiêm kháng thể đơn dòng thì ở nơi tiêm sẽ chuẩn bị hết tất cả việc khám bệnh để đánh giá nguy cơ dị ứng để đưa ra đúng chỉ định. Đặc biệt kháng thể đơn dòng này thuộc loại tiêm bắp, thành ra để tạo ra phản ứng dị ứng nặng thì rất hiếm. Thông thường giữa hai loại tiêm bắp và tiêm mạch thì tiêm mạch dễ xảy ra phản ứng dị ứng nặng hơn, tuy nhiên dù tiêm ở đâu thì cũng phải khám và đánh giá hiệu quả. Đối với cơ địa dị ứng nói riêng hay tất cả người tiêm kháng thể đơn dòng đề sẽ được giữ lại để theo dõi sau tiêm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Bác sĩ cho em hỏi loại kháng thể đơn dòng này duy trì hiệu quả trong bao lâu, có phải chích nhắc lại theo định kỳ hay không? Có các tác dụng phụ nào? Chi phí mất bao nhiêu? Em cảm ơn bác sĩ.

Trang Trần, 35 tuổi, Quận 6, TP.HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Kháng thể đơn dòng này cũng rất giống với các kháng thể mà chúng ta đã biết như khi đạp phải đinh phải tiêm kháng thể ngừa uốn ván hoặc khi mắc bệnh hầu cũng sẽ có kháng thể chống lại bạch tố bạch hầu, hoặc em bé có mẹ nhiễm viêm gan siêu vi B cũng sẽ kháng thể đơn dòng phòng bệnh cho bé. Đối với kháng thể đơn dòng này theo nghiên cứu sẽ có hiệu quả bảo vệ tối thiểu là 6 tháng đến 12 tháng. Nếu như dịch vẫn còn phức tạp, người bệnh vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nặng thì có thể tiêm nhắc lại để phòng bệnh, nên tốt nhất cứ tiêm trước 1 mũi và sau 6 tháng đánh giá lại tình hình và tính phương pháp có nên chích nhắc nữa hay không. Về giá thành của loại thuốc này chắc phải cao bởi vì việc tinh chế, chọn lọc ra kháng thể phòng Covid-19 cho nhóm người có hệ miễn dịch suy giảm là việc rấy khó khăn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Mẹ em 63 tuổi, có nhiều bệnh nền, bác sĩ Khanh cho em hỏi là trường hợp mẹ em đã tiêm 3 mũi vaccine AstraZeneca rồi thì có cần tiêm thêm kháng thể này không? Cám ơn bác sĩ và mong được giải đáp.

Huỳnh Vân, 41 tuổi, Bình Tân, TP HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM



Nếu mẹ bạn là người có nhiều bệnh nền, dù đã tiêm vaccine Covid-19 nhưng vẫn cảm thấy có nguy cơ cao nhiễm nCoV và trở nặng thì vẫn có thể tiêm kháng thể đơn dòng. Bởi vì kháng thể đơn dòng này có thể đưa thẳng kháng thể vào cơ thể, còn khi tiêm vaccine đòi hỏi tùy thuộc vào cơ địa mỗi người có thể tạo ra kháng thể nhiều hay ít, nồng độ cao hay thấp. Trong khi kháng thể đơn dòng này đã được các nhà nghiên cứu tính toán cả rồi, với một liều lượng như vậy có thể bảo vệ người tiêm tránh được bệnh nặng, tránh nguy cơ tử vong, và thời gian bảo vệ có thể kéo dài 6-9 tháng.

Do vậy, nếu cảm thấy cơ địa của mẹ bạn dù tiêm ngừa đủ 3 mũi vaccine mà vẫn cảm thấy không an toàn thì vẫn có thể tiêm kháng thể đơn dòng, và đặc biệt kháng thể đơn dòng này không "chỏi" hay tương tác gì với vaccine, mà chỉ tăng thêm nồng độ kháng thể bảo vệ.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789) hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 là vaccine phòng Covid-19 hay là thuốc điều trị? Tôi mổ tim cách đây 3 năm và có tiền sử nhiều bệnh thì có tiêm được không?

Ngọc Mỹ, 25 tuổi, Sóc Trăng

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM



Kháng thể đơn dòng khi gọi là vaccine thì thường để trong ngoặc kép, chứ thật sự không phải là vaccine. Kháng thể đơn dòng là chất tiêm vào người để mong mỏi tạo ra kháng thể. Đối với vaccine thì có bộ nhớ. Còn đối với kháng thể đơn dòng, khi chích vào cơ thể có thể bảo vệ từ 6-9 tháng, có một số người đặc biệt có thể kéo dài tới 12 tháng, nhưng sau 12 tháng hoặc 9 tháng thì chất này sẽ dần mất đi, tuy nhiên nếu lúc đó không còn dịch nữa thì cũng không cần lo lắng gì nhiều.

Đối với một số người có bệnh nặng như bệnh tim, nhiều bệnh nền có khả năng mắc Covid-19 sẽ trở nặng, kháng thể đơn dòng sẽ "chực chờ" trong cơ thể, khi Covid-19 tấn công thì sẽ vây ngay lại không cho Covid-19 phát triển hoặc nhân lên, từ đó tình hình bệnh sẽ nhẹ đi và không đe dọa đến tính mạng.


Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Thưa bác sĩ, một người quen của em bị "H", đang điều trị ARV. Bác sĩ cho em hỏi là tiêm kháng thể đơn dòng có ảnh hưởng đến hiệu quả của ARV hay không ạ? Người quen đó của em thể trạng hơi yếu. Vậy sau tiêm thì chế độ ăn uống như thế nào là hợp lý ạ? Em xin cảm ơn bác ...

Hoài Nguyễn, 37 tuổi, Thủ Đức, TP HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Một trong những chỉ định của kháng thể đơn dòng AstraZeneca là dành cho những người có H. Những người có H chưa được tiêm hoặc sau khi tiêm vaccine là những người có miễn dịch kém, khi bị Covid-19 tấn công được xếp vào nhóm có nguy cơ trở nặng. Nên những người nhiễm H được xếp vào nhóm đối tượng cần được tiêm kháng thể đơn dòng.

Thứ hai, tiêm kháng thể đơn dòng không ảnh hưởng đến việc uống thuốc ARV. Thể trạng càng yếu khả năng mắc bệnh càng nặng; do đó, càng nên tiêm kháng thể đơn dòng này.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Bà tôi chưa tiêm vaccine Covid-19 mũi nào do nhiều tuổi và khi đến tiêm thì lại huyết áp cao. Hiện bà đã 93 tuổi có thể tiêm được kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 không? Mong Bác sĩ tư vấn giúp!

Đạt Trần, 30 tuổi, Thanh Hóa

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Kháng thể đơn dòng khi được nghiên cứu ra thì mục tiêu đầu tiên là để dành cho những người không thể tiêm vaccine vì nhiều lý do khác nhau, có thể là vì lý do bệnh lý, do tuổi tác không thể chích được hoặc vì mắc các bệnh lý chống chỉ định, người lớn tuổi bị cao huyết áp, người không thể tiêm vaccine hoặc quá sợ vì tác dụng phụ... Đối với trường hợp của người thân bạn thì kháng thể đơn dòng là 1 cứu cánh khi không thể tiêm vaccine, có thể tiêm kháng thể đơn dòng để bù lại việc tiêm vaccine cho bà.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng