VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ sáu, 21/2/2025

Tôi đã tiêm 3 mũi vaccine Covid-19 (2 mũi AstraZeneca và 1 mũi Pfizer) và nồng độ kháng thể ở dưới mức 12AU/mL. Tôi chưa nhiễm Covid-19, mắc bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính. Xin bác sĩ tư vấn có nên tiêm kháng thể đơn dòng để bảo vệ không? Xin cảm ơn!

Phạm Hùng, 55 tuổi, Q. Bình Thạnh, TP.HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Trường hợp bạn làm việc trong môi trường nguy cơ nhiễm Covid-19 cao như: bán hàng, giao hàng, thu ngân, lễ tân, kinh doanh... thì có thể tăng cường bảo vệ bản thân bằng kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19. Nếu đã tiêm vaccine và không có phản ứng xảy ra, bạn vẫn có thể tiêm mũi tăng cường hoặc mũi bổ sung để bảo vệ mình trước các biến chủng của Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Xin hỏi bác sĩ, sức khỏe em rất yếu, ho và ốm quanh năm có tiêm được không? Và trẻ bao nhiêu tuổi thì tiêm được kháng thể đơn dòng này? Chi phí tiêm như thế nào? Cảm ơn bác sĩ

Ngọc Hiền, 28 tuổi, Thái Nguyên

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Đối tượng tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca là người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm nCoV được xác định và phải thuộc nhóm người suy giảm miễn dịch, hoặc không thể tiêm vaccine do dị ứng, sốc phản vệ... Nếu không thuộc nhóm đối tượng này, bạn nên tiêm vaccine phòng Covid-19 để có được sự bảo vệ cho cơ thể trước đại dịch. Loại kháng thể đơn dòng được Bộ Y tế chỉ định tiêm tại bệnh viện, và hiện chỉ có tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh (cơ sở Hà Nội và TP HCM). Giá gói tiêm 19.700.000 bao gồm: thuốc, chi phí khám trước tiêm (khám bệnh lý và sàng lọc tiêm), tiêm, chăm sóc sau tiêm và các dịch vụ đi kèm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Chào bác sĩ, con tôi 12 tuổi. Cháu sinh non (1,5kg), lúc nhỏ tiêm ngừa vaccine mũi 5 trong 1, cháu bị tím tái phải nhập viện. Vậy giờ cháu có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 hay kháng thể đơn dòng của AstraZeneca không ạ?

Thanh Lan, 36 tuổi, Hà Nội

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Trường hợp con bạn vẫn có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại bệnh viện với sự giám sát của các thầy thuốc. Nếu gia đình lo sợ, thì có thể đăng ký tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca. Nhưng kháng thể đơn dòng chỉ dành cho bé trên 12 tuổi, nặng từ 40kg. Nếu cháu bé có đủ số kg thì có thể được đăng ký tiêm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Bé nhà em 14 tuổi tiêm kháng thể này được không vì sức đề kháng của bé không tốt, đi học hay ở nhà đều dễ bị bệnh vặt, em rất lo lắng. Và sau khi tiêm kháng thể này thì có cần tiêm vaccine Covid-19 nữa không ạ?

Ái Liên, 50 tuổi, Q.Tân Bình, TP.HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Kháng thể đơn dòng của AstraZeneca là kháng thể đơn dòng dành cho nhóm suy giảm miễn dịch, hoặc nhóm không thể có được sự bảo vệ từ vaccine phòng Covid-19. Trường hợp sức đề kháng bé không tốt, nhưng không có tiền sử dị ứng vaccine thì nên tiêm vaccine Covid-19 để có miễn dịch chủ động cho cơ thể.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi bị sốc phản vệ nặng hai lần với ampi (phải kích tim). Mẹ tôi 90 tuổi bị một số bềnh nền: tiểu đường, huyết áp, tim mạch và chàm cơ địa. Trường hợp của hai mẹ con tôi có đăng ký chích kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 được không?

Xuân Huy, 55 tuổi, Bà Rịa - Vũng Tàu

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội



Trường hợp bác đã có tiền sử sốc phản về với Ampicilin (là một kháng sinh), như vậy bác có nguy cơ bị sốc phản vệ với các thuốc cao hơn người khác. Vậy trong trường hợp của bác đáp ứng được các tiêu chuẩn tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 vừa được bộ Y tế cấp phép thì có thể đăng ký tiêm. Lưu ý khi đi tiêm, bác cần thông báo cho bác sĩ tiền sử sốc phản vệ để các bác sĩ cân nhắc và chuẩn bị tốt nhất. Về trường hợp của mẹ bác: Bà tuổi cao (90 tuổi), lại có bệnh nền là tiểu đường và tăng huyết áp nên khả năng bị mắc bệnh nặng cao hơn, do vậy cần có biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho bà. Vaccine vẫn là biện pháp ưu tiên hiện nay. Tuy nhiên nếu mẹ bác đáp ứng được tiêu chuẩn tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 mà bộ Y tế vừa cấp phép hoàn toàn có thể đăng ký tiêm cho mẹ. Việc tiêm kháng thể đơn dòng sẽ cung cấp thêm một vũ khí lợi hại giúp mẹ chống lại nCoV.

Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Xin được tư vấn về chích kháng thể đơn dòng. Ba tôi bị ung thư hạch đã điều trị ổn, và má tôi bị ung thư máu và cũng đã điều trị ổn. Cả 2 đều đã được tiêm 3 mũi vaccine Covid-19 (1 mũi Moderna, 2 mũi Pifzer). Vậy bây gờ có tiêm được loại kháng thể đơn dòng này không? Xin cám ơn ...

Đào Kim Lan, 45 tuổi, Đắk Nông

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Hiện tại, kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm nCoV được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý, hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vắc xin Covid-19. Trong đó nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch này theo khuyến cáo bao gồm: Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực.

- Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch).

- Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (vd: hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..)

- HIV tiến triển hay không điều trị (Bệnh nhân HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử bị các bệnh xác định AIDS mà không bị hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hay biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng)

- Điều trị tích cực với corticosteroid liều cao (≥20 mg prednisone hay tương đương/ngày và dùng ≥2 tuần), alkylating agents, antimetabolites, các thuốc chống thải ghép, các thuốc hóa trị gây suy giảm miễn dịch nặng, các thuốc chẹn TNF, và các thuốc sinh học gây ức chế hay điều chỉnh miễn dịch (vd: các thuốc gây suy giảm tế bào B như rituximab…).

- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccinne Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19.

Theo nhóm đối tượng trên thì người thân của bạn có thể được tiêm kháng thể đơn dòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Em muốn hỏi là mẹ em nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao (cụ thể ung thư phổi) đã truyền hoá chất và xạ trị, hiện mẹ em chưa được phép tiêm ngừa Covid-19, liệu mẹ em có thuộc diện được phép tiêm kháng thể đơn dòng và thủ tục đăng ký tiêm, thời gian triển khai tiêm cũng như chi phí là ...

Mai Ngọc Tuyết, 31 tuổi, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Hiện tại, kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm nCoV được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý, hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vaccine Covid-19. Trong đó nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch này theo khuyến cáo bao gồm: Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực

- Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch).

- Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (vd: hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..)

- HIV tiến triển hay không điều trị (Bệnh nhân HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử bị các bệnh xác định AIDS mà không bị hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hay biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng)

- Điều trị tích cực với corticosteroid liều cao (≥20 mg prednisone hay tương đương/ngày và dùng ≥2 tuần), alkylating agents, antimetabolites, các thuốc chống thải ghép, các thuốc hóa trị gây suy giảm miễn dịch nặng, các thuốc chẹn TNF, và các thuốc sinh học gây ức chế hay điều chỉnh miễn dịch (vd: các thuốc gây suy giảm tế bào B như rituximab…).

- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19.

Tình trạng của mẹ bạn có thể được tiêm kháng thể đơn dòng. Trước khi tiêm bác sĩ sẽ khám sàng lọc để xem xét tình trạng sức khỏe hiện tại và chỉ định tiêm cho bác.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Bố tôi mới được chẩn đoán ung thư gan, giai đoạn 2 chưa tiếp nhận điều trị. Tôi mới nghe nói là tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca có thể tiêm cho người bị ung thư, như bố tôi thì nên tiêm trước hay sau khi điều trị ung thư?

Trần Hải, 38 tuổi, Rạch Giá

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM



Hiện tại, kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý, hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vaccine Covid-19. Trong đó nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch này theo khuyến cáo bao gồm: Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực.

- Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch).

- Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (vd: hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..)

- HIV tiến triển hay không điều trị (Bệnh nhân HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử bị các bệnh xác định AIDS mà không bị hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hay biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng)

- Điều trị tích cực với corticosteroid liều cao (≥20 mg prednisone hay tương đương/ngày và dùng ≥2 tuần), alkylating agents, antimetabolites, các thuốc chống thải ghép, các thuốc hóa trị gây suy giảm miễn dịch nặng, các thuốc chẹn TNF, và các thuốc sinh học gây ức chế hay điều chỉnh miễn dịch (vd: các thuốc gây suy giảm tế bào B như rituximab…).

- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19.

Trường hợp của bố bạn cần đến khám, đem theo toàn bộ hồ sơ bệnh. Sau khi thăm khám, xem hồ sơ và thực hiện thêm các xét nghiệm (nếu cần thiết), các bác sĩ sẽ tư vấn về việc nên tiêm trước hay sau điều trị.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Mẹ em bị ung thư tuyến giáp, đang xạ trị được 2 tuần, mỗi buổi xạ trị sẽ mất khoảng 15-20 phút. Mẹ em chưa được tiêm ngừa Covid-19, liệu mẹ em có thuộc diện được tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca không. Nếu tiêm thì tiêm vào thời điểm đang xạ trị có được không vì bác sĩ nói phải mất 3-7 tuần ...

Trần Hồng Hoa, 37 tuổi, Cai Lậy, Tiền Giang

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Hiện tại, kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm nCoV được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý, hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vắc xin Covid-19. Trong đó nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch này theo khuyến cáo bao gồm: Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực

- Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch).

- Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (vd: hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..)

- HIV tiến triển hay không điều trị (Bệnh nhân HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử bị các bệnh xác định AIDS mà không bị hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hay biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng)

- Điều trị tích cực với corticosteroid liều cao (≥20 mg prednisone hay tương đương/ngày và dùng ≥2 tuần), alkylating agents, antimetabolites, các thuốc chống thải ghép, các thuốc hóa trị gây suy giảm miễn dịch nặng, các thuốc chẹn TNF, và các thuốc sinh học gây ức chế hay điều chỉnh miễn dịch (vd: các thuốc gây suy giảm tế bào B như rituximab…).

- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccinne Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19.

Đối với trường hợp của mẹ bạn, các bác sĩ cần thăm khám để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như cần tham khảo các hồ sơ bệnh án cũ, trước khi quyết định có tiêm hay không.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Cháu nghe thông tin là kháng thể đơn dòng của AstraZeneca không tiêm được cho người có hệ miễn dịch suy giảm như ung thư tạng đặc. Như mẹ cháu bị ung thư dạ dày thì có phải là ung thư tạng đặc không ạ, mẹ cháu có thể tiêm được không ạ?

Hữu Khoa, 28 tuổi, Bến Tre

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Hiện tại, kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm nCoV được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý, hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vắc xin Covid-19. Trong đó nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch này theo khuyến cáo bao gồm: Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực

- Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch).

- Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (vd: hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..)

- HIV tiến triển hay không điều trị (Bệnh nhân HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử bị các bệnh xác định AIDS mà không bị hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hay biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng)

- Điều trị tích cực với corticosteroid liều cao (≥20 mg prednisone hay tương đương/ngày và dùng ≥2 tuần), alkylating agents, antimetabolites, các thuốc chống thải ghép, các thuốc hóa trị gây suy giảm miễn dịch nặng, các thuốc chẹn TNF, và các thuốc sinh học gây ức chế hay điều chỉnh miễn dịch (vd: các thuốc gây suy giảm tế bào B như rituximab…).

- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccinne Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19.

Trường hợp của mẹ bạn nằm trong nhóm bệnh nhân có chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Em đang điều trị bệnh viêm tủy thị thần kinh. Em uống từ tháng 1/2020 đến nay, đã bị tái phát một lần vào ngày 26/8/2021, được chỉ định điều trị bằng truyền corticoid liều cao trong 5 ngày. Lúc bệnh tái phát em đi kiểm tra thì phát hiện bị ung thư tuyến giáp, hiện nay đã cắt thùy phải và đang uống hormone ...

Trần Thanh Hà, 30 tuổi, Hải Phòng

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM



Hiện tại, kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý, hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vắc xin Covid-19. Trong đó nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch này theo khuyến cáo bao gồm: Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực; Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch).

- Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..)

- HIV tiến triển hay không điều trị (Bệnh nhân HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử bị các bệnh xác định AIDS mà không bị hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hay biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng)

- Điều trị tích cực với corticosteroid liều cao (≥20 mg prednisone hay tương đương/ngày và dùng ≥2 tuần), alkylating agents, antimetabolites, các thuốc chống thải ghép, các thuốc hóa trị gây suy giảm miễn dịch nặng, các thuốc chẹn TNF, và các thuốc sinh học gây ức chế hay điều chỉnh miễn dịch (vd: các thuốc gây suy giảm tế bào B như rituximab…).

- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19.

Căn cứ vào nhóm đối tượng trên và các thông tin cơ bản bạn đã cung cấp, bạn có thể được tiêm kháng thể đơn dòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi từng ghép gan và cũng đã tiêm vaccine Covid-19 nhưng vẫn thành F0. Tôi sợ mình không tạo đủ kháng thể, vậy tôi tiêm kháng thể đơn dòng này có được không? Và sau khi khỏi F0 thì nên tiêm lúc nào?

Văn Minh, 60 tuổi, Sóc Trăng

BS Trần Vương Thảo Nghi

Trưởng khoa Ung bướu BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chúng tôi cần có thêm các thông tin cụ thể hơn về tình trạng bệnh lý gan/ ghép gan và thời điểm đã mắc, cũng như thời điểm khỏi bệnh Covid-19 để xác định quý khách có thể được tiêm kháng thể đơn dòng hay không.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Bà tôi sinh năm 1939, mắc bệnh nền đa hồng cầu vô căn. Vậy bà tôi có tiêm được kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 được không? Cách đăng ký như thế nào?

Minh Anh, 30 tuổi, Phú Nhuận, TP HCM

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Đa hồng cầu vô căn là một dạng ung thư máu, trường hợp ba bạn nằm trong chỉ định được tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19, loại tiêm bắp. Hiện tại Việt Nam mới có Hệ thống BVĐK Tâm Anh được cấp phép sử dụng kháng thể đơn dòng này, bạn có thể truy cập vào website để đăng ký.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Anh trai tôi bị viêm đa cơ có tổn thương phổi kẽ đã tiêm mũi 1 Pfizer thì có thể tiêm được loại kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 này không?

Minh Vũ, 32 tuổi, Hà Giang

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Nếu anh trai bạn đang sử dụng thuốc corticoid để điều trị bệnh viêm đa cơ, thì vẫn nằm trong chỉ định được tiêm kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Người bị dị ứng thuốc tây có tiêm được kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Hà Thị Nga, 35 tuổi, Lai Châu

BS Trương Hữu Khanh

Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM

Dị ứng thuốc rất đa dạng, có người có thể dị ứng với thuốc này nhưng dung nạp được thuốc khác. Hiện tình trạng dị ứng thuốc tây như bạn nêu không nằm trong chỉ định được tiêm kháng thể đơn dòng. Bộ Y tế mới cho phép sử dụng kháng thể đơn dòng cho nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch do bệnh lý hay do sử dụng thuốc điều trị, nhóm người không thể tiêm vaccine Covid-19 do dị ứng với các thành phần vaccine, hoặc sốc phản vệ sau khi tiêm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Mẹ tôi 83 tuổi, bị xơ gan do viêm gan B, đang điều trị ổn định hơn 6 năm nay bằng thuốc kháng virus viêm gan B. Nhiều năm nay khám lại định kỳ sau mỗi 6 tháng kết quả đều âm tính. Hiện tại bác sĩ vẫn cho uống mỗi ngày uống 1 viên kháng virus viêm gan B vào 20h tối. Hiện tại ...

Nguyen Huu Thang, 39 tuổi, TP HCM

BS.TS Vũ Trường Khanh

Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội



Trong nghiên cứu thử nghiệm về thuốc kháng thể đơn dòng phòng ngừa nhiễm Covid-19 cho thấy không có bằng chứng về chống chỉ định sử dụng kháng thể đơn dòng này để phòng cho bệnh nhân xơ gan mất bù. Vì vậy mẹ bạn có thể tiêm được kháng thể đơn dòng này.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Em sinh năm 1979, đang điều trị bệnh tiểu đường type 2 và đau đầu căng cơ ở BV Tâm Anh TP HCM, mọi chỉ sổ hiện đang ổn định, em có thấy truyền thông đăng về kháng thể đơn dòng của AstraZeneca, vậy xin hỏi em liên hệ như thế nào để được tiêm ạ, và có thuộc đối tượng được tiêm không? Cảm ...

Trần Anh Phước, 43 tuổi, Quận 12, TP HCM

TTƯT.TS.BS Hoàng Kim Ước

Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Bạn bị đái tháo đường là thuộc nhóm đối tượng bị giảm đề kháng, dễ mắc Covid-19 và có nguy cơ mắc nặng. Nếu vì lý do nào đó mà bạn không thể tiêm được vaccine phòng Covid-19 hoặc mới chỉ tiêm 1 mũi vaccine (dị ứng, sốc phản vệ) mà không thể tiêm thêm được thì có thể đăng ký để tiêm kháng thể đơn dòng. Hiện nay thuốc chưa được duyệt cho những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và những người mắc Covid-19 đã khỏi.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Chào bác sĩ, bố mẹ em đều có bệnh nền, cụ thể bố em bị bệnh tim có chỉ định phẫu thuật song do dịch Covid-19 hiện giờ vẫn chưa mổ được, vì vậy em muốn hỏi là đối với trường hợp của bố em thì có tiêm kháng thể đơn dòng này được không và cần lưu ý điều gì trước và sau khi ...

Bích, 32 tuổi, Đà Nẵng

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM



Trường hợp của bố mẹ bạn cần phải được bác sĩ Tim mạch khám bệnh, liệu định trước khi cho chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng vì nằm ngoài các chỉ định hiện nay của Bộ Y tế Việt Nam. Bác sĩ Tim mạch sẽ liệu định từng trường hợp, cần phải hội chẩn để cho chỉ định tiêm ngừa Covid-19 bằng kháng thể đơn dòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi năm nay 38 tuổi, là bệnh nhân Luspus ban đỏ 19 năm. Hiện tại tôi dùng thuốc presnisolone 5mg ngày 3 viên uống buổi sáng và cell cept 500mg ngày 2 viên chia 2 buổi sáng, chiều. Tôi chưa tiêm vaccine Covid-19 vì vẫn đang dùng presnisolone thường xuyên (không bỏ ngày nào trong 19 năm qua).

Tôi biết thông tin về kháng ...

Thái Nguyên Thảo, 38 tuổi, K75/11 Lê Hồng Phong, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM



Trường hợp bệnh nhân Lupus ban đỏ đang dùng thuốc ức chế miễn dịch (như Prednisone) và Cellcept sẽ không thể nào tiêm ngừa Covid-19 theo các thuốc chủng ngừa hiện nay vì sẽ không tạo ra kháng thể.

Kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 của AstraZeneca gồm hỗn hợp 2 kháng thể đơn dòng có hiệu quả khoảng 6 tháng, do đó sẽ rất có hiệu quả trong trường hợp này. Nghiên cứu khoa học chứng minh thuốc có hiệu quả cao trên 83% trường hợp.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi 73 tuổi, bị tăng huyết áp, đã tiêm vaccine mũi 3. Vậy có cần tiêm kháng thể đơn dòng không tôi. Giá khoảng bao nhiêu?

longduong101950, 72 tuổi, Gò Vấp, TP HCM

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Bác 73 tuổi và bị tăng huyết áp, như vậy bác thuộc nhóm người có nguy cơ cao bị bệnh nặng. Bác đã tiêm đủ 3 mũi vaccine, như vậy cơ thể cũng đã sản xuất được kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ lượng kháng thể sau khi tiêm vaccine. Vì vậy bổ sung thêm kháng thể như tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 là cần thiết ở những người này. Những người cần bổ sung thêm kháng thể là những người có bệnh gây suy giảm miễn dịch hoặc dùng thuốc gây suy giảm hệ miễn dịch. Như vậy mặc dù đã tiêm vacccine mà bác có kèm các yếu tố này thì nên tiêm thuốc kháng thể đơn dòng.

Về chi phí hiện tại, Hệ thống BVĐK Tâm Anh công bố giá bán của kháng thể đơn dòng là: 19.700.000/ 1 liều tiêm (gồm 2 loại kháng thể đơn dòng), cho người từ 12 tuổi và từ 40kg trở lên, thuộc các nhóm có nguy cơ suy giảm miễn dịch mức độ vừa và nặng, theo chỉ định của bác sĩ, tiêm tại BVĐK Tâm Anh Hà Nội và BVĐK Tâm Anh TP HCM. Giá Gói tiêm 19.700.000 bao gồm: thuốc, chi phí khám trước tiêm (khám bệnh lý và sàng lọc tiêm), tiêm, chăm sóc sau tiêm và các dịch vụ đi kèm.

Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)