VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ tư, 19/2/2025

Tôi nghe nói người bị tiểu đường sẽ dễ lâm bệnh nặng nếu mắc Covid-19. Tôi bị tiểu đường phải uống thuốc thường xuyên, kèm theo bệnh viêm khớp, đã tiêm đủ 3 mũi Covid-19. Vậy tôi có nên tiêm thêm kháng thể đơn dòng để tăng cường khả năng phòng bệnh?

Việt Lâm, 54 tuổi, Hà Nội

TTƯT.TS.BS Hoàng Kim Ước

Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Bác thuộc nhóm bệnh tiểu đường có sức đề kháng còn yếu, đáp ứng miễn dịch kém, khi mắc Covid-19 khả năng chống đỡ kém hơn so với người khỏe mạnh, do đó thường diễn tiến nguy hiểm. Bên cạnh đó bác còn bị bệnh khớp, có thể phải dùng thuốc corticoid điều trị nên càng ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể sau khi tiêm vaccine Covid-19. Vì vậy nếu bác đã tiêm vaccine tối thiểu 2 tuần trở lên thì có thể xem xét tiêm để tăng cường miễn dịch phòng Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi đã tiêm mũi một vaccine Covid-19 (2/10/2021) bị sốc phản vệ độ 3 và hiện tại tôi đang có bầu được 6 tháng, tâm lý bất an nên tôi không dám tiêm các mũi vắc xin tiếp theo. Xin bác sĩ tư vấn trường hợp của tôi có thể truyền được kháng thể này không ạ? Xin cám ơn và chúc sức khoẻ ...

Trần Nam, 29 tuổi, Q. Phú Nhuận, TP.HCM)

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Nguyên tắc là khi bị sốc phản vệ với vaccine Covid-19 chúng ta có thể chuyển qua vaccine khác. Ví dụ, nếu quý khách sốc phản vệ với vaccine Pifzer, chúng ta có thể chuyển qua vaccine AstraZeneca hoặc vaccine của Trung Quốc.

Quý khách hỏi có tiêm được kháng thể đơn dòng không khi đang mang thai 6 tháng, thì hiện tại trong nghiên cứu về kháng thể đơn dòng không có đối tượng bệnh nhân đang có thai. Do đó, chỉ khi nào thuốc đã nghiên cứu trên nhóm đối tượng phụ nữ đang mang thai thì nhóm đối tượng này mới có thể tiêm được. Do đó, tôi nghĩ quý khách ở thời điểm này không nên tiêm và nên khám ở bệnh viện và xin tiêm loại vaccine Covid-19 dành cho phụ nữ đang mang thai.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Ba em đã tiêm 2 mũi vaccine Pfizer, cũng đã nhiễm Covid-19 và khỏi bệnh. Ông có tiền sử bệnh huyết áp, mắc ung thư phổi di căn xương và đang uống thuốc điều trị. Vậy ba em có đủ điều kiện để tiêm kháng thể đơn dòng không?

Hoàng Lan, 30 tuổi, Tân Phú, TP HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Tôi khuyến khích trường hợp này tiêm, vì 2 mũi vaccine chưa chắc đã tạo đủ kháng thể cho ông, do ông dùng thuốc chống ung thư - làm tế bào không tạo ra kháng thể được. Tôi nghĩ gia đình nên cố gắng tiêm cho ông để cơ thể sản sinh đủ miễn dịch phòng Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Mẹ tôi năm nay 88 tuổi, đã đặt stent mạch vành được 2 năm. Mẹ đi tiêm vaccine 2 lần ở phường đều bị huyết áp cao, và nhịp tim nhanh nên không được tiêm. Xin được hỏi bác sĩ mẹ tôi có tiêm được kháng thể đơn dòng hay không? Mẹ cần chuẩn bị gì trước khi tiêm ạ?

Phạm Lan, 40 tuổi, Tây Ninh

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Trường hợp này tôi rất tiếc vì đáng lẽ phường thấy tình hình sức khỏe của bác như vậy phải gửi bác đến bệnh viện để tiêm. Tôi rất mong bác phải được tiêm 2 đến 3 mũi vaccine Covid-19. Với kháng thể đơn dòng của AstraZeneca, bác vẫn có thể tiêm được, không có chống chỉ định tiêm. Chúng tôi phải khám trước cho bác để biết tiền sử bệnh để kiểm tra tình hình sức khỏe, nếu cần chúng tôi cho xét nghiệm, khám tim, sau đó có thể tiêm cho bác. Nếu bác đủ tình trạng sức khỏe, chúng tôi sẽ tiến hành tiêm và gia đình không cần phải e ngại điều gì.

Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Tôi năm nay 50 tuổi, đã phẫu thuật 2 van 2 lá và van động mạch chủ cơ học được 7 năm, tôi đã tiêm 1 mũi vaccine Covid-19 và bị nhiễm Covid-19 4 tháng rồi. Tôi có cần tiêm thêm kháng thể đơn dòng hay không? Sau bao lâu thì có thể tiêm được và khi nào cần tiêm nhắc lại ạ?

Lê Thanh Hà, 50 tuổi, Long An

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Đây là trường hợp rất đặc biệt, bệnh nhân đã thay 2 van, trên nguyên tắc chúng ta thay 2 van cơ học và van sinh học nó không chống chỉ định với vaccine Covid-19. Trường hợp này tôi nghĩ là vẫn có thể không cần đến tiêm kháng thể đơn dòng, bởi chúng ta vẫn tiêm vaccine thường, nếu bệnh nhân vẫn muốn thì vẫn có thể cho tiêm vì bác sĩ tôn trọng mong muốn của người bệnh. Nhưng trong trường hợp của quý khách thì tôi khuyên tiêm vaccine Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Em đã nhiễm Covid-19 tới 2 lần, sau mỗi lần thì càng khó thở hơn, em rất sợ tái đi tái lại. Vậy em muốn tiêm kháng thể đơn dòng thì có được không? Em chỉ bị dị ứng với thịt bò và cao huyết áp.

Đan Thanh, 32 tuổi, Tiền Giang

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Chúng ta tiêm vaccine để phòng cho bệnh không nặng thêm thôi chứ không ngừa được nhiễm, vì nguyên tắc vaccine là khi vô trong người, cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus không cho để sinh sản. Nhưng chúng ta có thể nhiễm virus khác, do đó, người đã tiêm vaccine rồi thì chính phủ mình và trên thế giới vẫn khuyên không nên tiếp xúc đông người, nên đeo khẩu trang.

Nếu tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca, chúng ta vẫn có thể nhiễm, nhưng có thể rất nhẹ. Khi bị nhiễm, chúng ta có sẵn kháng thể mạnh để diệt virus, nhiều khi không cảm thấy triệu chứng gì nhưng virus vẫn xâm nhập vào cơ thể. Dù là tiêm loại gì chúng ta cũng nên nhớ nguyên tắc của nó là kháng thể đơn dòng diệt virus nhưng quan trọng là chủng ngừa trước khi bị bệnh.

Trường hợp này tôi rất tiếc là quý khách bị nhiễm 2 lần. Chúng ta cũng biết virus Covid-19 gây tổn thương phổi, tim, thận, kể cả não. Tôi nghĩ chúng ta nên cố gắng tránh bị nhiễm nhiều lần, nếu đã nhiễm, chúng ta phải chữa trị đầy đủ. Hiện nay đã có một số thuốc tốt được nhà nước cho lưu hành, kháng viêm, kháng đông, cả kháng sinh nếu bị bội nhiễm. Mỗi lần bị nhiễm là mỗi lần tổn thương một chút, khó thở, tôi sợ tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng về sau chứ không chỉ ở tuổi trẻ hiện tại.

Nếu có khả năng tài chính vẫn có thể tiêm nhưng kháng thể đơn dòng không phải cái "búa" vạn năng giúp ngừng nhiễm, nếu chúng ta không chủ động phòng ngừa vẫn có thể bị nhiễm, nghĩa là vẫn tiêm được nhưng phải giữ gìn phòng bệnh.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Tôi bị tiểu đường, huyết áp, bị hẹp mạch vành tim. Có tiêm được kháng thể không, đăng ký lịch tiêm thế nào, giá thành bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn bác sĩ.

Huỳnh Mỹ An, 53 tuổi, Sóc Trăng

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Ba bệnh gồm tiểu đường, huyết áp, bị hẹp mạch vành không chống chỉ định với vaccine Covid-19, cho đến giờ đã được 2 năm vaccine đã chứng minh hiệu quả nếu tiêm đủ 2-3 liều, bảo vệ chúng ta không bị bệnh nặng hơn. Tôi rất tiếc là trường hợp này bệnh nhân chưa tiêm vaccine Covid-19 như của AstraZeneca, Moderna, Pfizer...

Nếu người bệnh muốn tiêm kháng thể đơn dòng, chúng tôi vẫn khám tim sau đó cho tiêm được. Vì kháng thể đơn dòng chỉ tiêm 1 lần thôi. Quý khách có nhu cầu có thể gọi đến tổng đài của Hệ thống BVĐK Tâm Anh để đăng ký tiêm, tổng đài sẽ nhận và sắp xếp lịch tiêm cho quý khách. Ngày đi tiêm không nên ăn no, chỉ uống chút nước, chút sữa, để bác sĩ khám sàng lọc. Sau khi tiêm xong, các bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng sau tiêm, ít nhất 45 phút nếu không có phản ứng gì đáng lo ngại, chúng tôi sẽ để quý khách về và hướng dẫn theo dõi những phản ứng phụ sau tiêm tại nhà.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Thưa bác sĩ, tôi có nhiều bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường, lần trước đã tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca thì bị hành rất nhiều, vậy giớ tôi có thể chuyển qua tiêm được loại kháng thể đơn dòng không? Giá mỗi liều tiêm là bao nhiêu? Sau bao lâu thì phải nhắc lại?

Đặng Văn Hùng, 58 tuổi, Đồng Xoài, Bình Phước

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Thứ nhất, tôi khuyên quý khách nên tiêm vaccine Covid-19, thứ 2 là tiêm vaccine Covid-19 thì một số người có phản ứng phụ "hành", một số người lại ít phản ứng, đó cũng là chuyện thông thường thôi, đừng vì vậy mà lo lắng quá.

Nếu quý khách muốn quá thì chúng ta vẫn có thể tiêm, nhưng phải sau tiêm vaccine Covid-19 2 tuần, theo chỉ định của nhà sản xuất. Nhưng tôi vẫn khuyên trường hợp này tiêm vaccine Covid-19 thông thường.

Kháng thể đơn dòng được chỉ định tiêm 1 lần và tiêm 2 lọ thuốc khác nhau, nó là 2 kháng thể đơn dòng. Vì nhà bào chế rất cẩn thận không đổ chung vào 1 lọ thuốc. Quý khách sẽ tiêm 2 mông 2 lọ thuốc khác nhau.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Tôi bị tai biến liệt nửa người, mắc rất nhiều bệnh nền: cao huyết áp, đái tháo đường, viêm gan, rối loạn nhịp tim nên rất mong được chích kháng thể đơn dòng nhằm phòng bệnh Covid-19. Bác sĩ vui lòng cho tôi hỏi, bệnh tình của tôi có thể tiêm kháng thể đơn dòng được không? Tác dụng phòng bệnh trong bao lâu và ...

Văn Hoàng, 57 tuổi, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Theo quy định thuốc sẽ được chỉ định tiêm cho người từ 40kg và từ 12 tuổi, đối với người từ 50-60 tuổi có nhiều bệnh nền như trường hợp của bạn thì có thể chích kháng thể đơn dòng của hãng AstraZeneca. Theo nghiên cứu, thuốc này có hiệu quả ít nhất 6 tháng, bảo vệ được 83%.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Con em mới được 3 tuổi, chưa đủ điều kiện tiêm vaccine, đã từng có tiền sử viêm phổi lúc 4 tháng tuổi. Em thấy thuốc này chỉ tiêm cho em bé trên 12 tuổi trong khi tầm tuổi ấy đã có thể tiêm vaccine rồi. Thuốc này được biết là rất an toàn nhưng tại sao lại không được ưu tiêm tiêm cho trẻ ...

Hà Vi, 29 tuổi, Tuyên Quang

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào quý khách,

Với nghiên cứu đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt về sử dụng kháng thể đơn dòng, thì các nhà khoa học mới chỉ mới nghiên cứu trên nhóm đối tượng là người lớn, chưa tiến hành nghiên cứu trên nhóm đối tượng trẻ em. Chính vì vậy, FDA cũng như Bộ Y tế Việt Nam chỉ phê duyệt sử dụng thuốc cho người từ 12 tuổi trở lên.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, quý khách có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Chú tôi 54 tuổi bị nhiễm virus HIV 5 năm rồi và đang uống thuốc điều tri, sức khỏe chú bình thường, thỉnh thoảng có hay đau bao tử và huyết áp thấp. Xin hỏi bác sĩ chú tôi có thể chích thuốc này không?

Nguyễn Minh Hằng, 33 tuổi, Vĩnh Phúc

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Trường hợp người nhiễm HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử biểu hiện bệnh AIDS hoặc có triệu chứng lâm sàng nhiễm HIV có chỉ định dùng kháng thể đơn dòng. Trường hợp người có tiền sử đau bao tử, huyết áp thấp không phải là đối tượng chống chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng. Tuy nhiên khi bạn khám sàng lọc trước tiêm kháng thể đơn dòng, bạn cần báo với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn các bệnh tiền sử này, từ đó bác sĩ sẽ có lời khuyên để bạn có sự chuẩn bị tốt trước tiêm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Chào bác sĩ, tôi thấy có thông tin là thuốc tiêm kháng thể đơn dòng này không dành cho đối tượng bị phơi nhiễm Covid-19. Tôi chưa hiểu về khái niệm này, nhờ bác sĩ giải thích giúp. Đợt vừa qua Hà Nội có nhiều ca bệnh, cả nhà tôi là F0 nhưng tôi vẫn là F1 thì như trường hợp của tôi có tính ...

Việt Trinh, 30 tuổi, Hà Nội

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào quý khách,

Bác là một thành viên gia đình mà cả nhà đều là F0 thì bác được coi là người có tiếp xúc với người nhiễm nCoV. Theo quy định, người tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm nCoV trong vòng 10 ngày trước khi tiêm sẽ được hoãn tiêm trong ít nhất 10 ngày sau lần tiếp xúc trực tiếp cuối cùng với người F0. Sau 10 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với người bị F0, mà bác không có bất kỳ triệu chứng gì nghi ngờ mắc Covid-19 thì sẽ được xem xét tiêm kháng thể đơn dòng. Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Bố cháu hút thuốc lá lâu năm, trên phim chụp X-quang có tổn thương phổi và chưa tiêm vaccine Covid-19. Bố cháu đã tiêm phế cầu và hàng năm đều tiêm cúm, nếu giờ tiêm thêm kháng thể đơn dòng thì có nên tiêm các mũi cúm hàng năm không và các mũi tiêm nên tiêm cách nhau bao lâu để đảm bảo an toàn ...

Thiên Hương, 24 tuổi, Hà Nội

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Đầu tiên cần xem tình trạng của bố cháu có thuộc nhóm được chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng hay không? Trong giai đoạn hiện nay theo xét duyệt của Bộ Y tế phải thỏa mãn điều kiện: Người trên 12 tuổi, hiện không nhiễm virus nCoV. Hiện không đang phơi nhiễm với người nhiễm nCoV, và một trong các tiêu chuẩn dưới đây:

- Đang điều trị ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính.

- Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-cell hay ghép tế bào gốc tạo máu trong vòng 2 năm gầy đây hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch.

- Suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich...) Nhiễm HIV tiến triển (số lượng tế bào CD4<200/mm3, tiền sử bệnh xác định AIDS không phục hồi miễn dịch hoặc mắc HIV biểu hiện lâm sàng).

- Đang điều trị corticosteroid liều cao (≥20mg prednisone/ngày hoặc tương đương dùng ≥2 tuần), chất alkyl hóa, chất chống chuyển hóa, thuốc ức chế miễn dịch liên quan đến cấy ghép tạng, thuốc hóa trị liệu ung thư thuộc loại là ức chế miễn dịch nặng, thuốc chẹn TNF và các tác nhân sinh học khác ức chế miễn dịch hay điều hòa miễn dịch (ví dụ các thuốc làm suy giảm tế bào B).

Chống chỉ định với vaccine Covid-19 do có tiền sử phản ứng nghiêm trọng sau tiêm (ví dụ phản ứng dị ứng nặng) với vaccine Covid-19 hoặc thành phần của vaacine.

Nếu bố cháu có chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng, việc tiêm vaccine cúm không ảnh hưởng tới thuốc, vẫn cần được tiêm hàng năm như bình thường để phòng bệnh cúm mùa. Vaccine cúm có thể tiêm cùng ngày với kháng thể đơn dòng hoặc bất cứ thời điểm nào.

Cảm ơn câu hỏi của cháu, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Xin hỏi bác sĩ, kháng thể đơn dòng có tốt cho người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như tôi không ạ? Nếu tiêm thuốc này rồi thì có cần tiêm vaccine Covid-19 nữa không ạ?

Mai Vân, 43 tuổi, Hà Nội

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào quý khách, kháng thể đơn dòng có tác dụng bảo vệ cho người bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng như các đối tượng khác theo nhóm chỉ định đối tượng của thuốc. Tuy nhiên không phải mọi bệnh nhân COPD đều có chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng. Đầu tiên cần xem bác có thuộc nhóm được FDA và Bộ Y tế chỉ định tiêm hay không? Nhóm đối tượng đó bao gồm:

- Người lớn trên 12 tuổi không đang bị nhiễm Covid-19, cũng không tiếp xúc với người đang nhiễm Covid-19 trong thời gian gần đây.

- Người gặp tình trạng suy giảm miễn dịch, hoặc bản thân bị các hội chứng rối loạn suy giảm miễn dịch, hoặc do dùng các loại thuốc như: người bị ung thư tạng đặc đang dùng các hóa chất điều trị ung thư, hoặc là những người ghép tạng phải dùng các thuốc chống thải ghép,... là những thuốc ức chế miễn dịch, làm cho vaccine không có đáp ứng tốt,...

- Người bị một số bệnh lý tự miễn khác phải dùng một số thuốc ức chế miễn dịch làm cho vaccine không đạt hiệu quả tốt nhất.

- Người ang điều trị corticosteroid liều cao (≥20mg prednisone/ngày hoặc tương đương dùng ≥2 tuần), chất alkyl hóa, chất chống chuyển hóa, thuốc ức chế miễn dịch liên quan đến cấy ghép tạng, thuốc hóa trị liệu ung thư thuộc loại là ức chế miễn dịch nặng, thuốc chẹn TNF và các tác nhân sinh học khác ức chế miễn dịch hay điều hòa miễn dịch (ví dụ các thuốc làm suy giảm tế bào B).

- Người có những phản ứng/ dị ứng nghiêm trọng với vaccine, hoặc thành phần có trong vaccine nên chống chỉ định tiêm vaccine,... thì sẽ được chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng.

Việc tiêm kháng thể đơn dòng rồi là rất tốt, nhưng nếu không thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 ví dụ phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vaccine, hoặc dị ứng với thành phần của vaccine thì vẫn cần tiêm vaccine phòng Covid-19 và không cần khoảng cách giữa thời điểm tiêm kháng thể đơn dòng và thời điểm tiêm vaccine.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Mẹ em năm nay 56 tuổi, bị hở van tim 3 lá 3/4 và van 2 lá 2/4, có tình trạng cao huyết áp, hiện giờ đang uống thuốc huyết áp. Vậy xin hỏi mẹ em có thể tiêm ngừa thuốc này không? Nếu được tiêm thì có cần chú ý gì sau khi tiêm không? Xin cảm ơn bác sĩ!

Lương Bắc Hà, 30 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào quý khách,

Những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường và những người lớn tuổi là những người rất dễ bị tổn thương khi mắc Covid-19, dễ có nguy cơ bệnh nặng và tử vong. Vì vậy chúng ta cần tiêm vaccine để có kháng thể chống lại bệnh. Tuy nhiên, các trường hợp tiêm vaccine mà không đủ kháng thể hoặc trong các trường hợp không thể tiêm được vaccine thì như trường hợp của người thân quý khách hoàn toàn tiêm được kháng thể đơn dòng. Lưu ý rằng, khi tiêm thuốc này thì các loại thuốc hỗ trợ tim mạch vẫn phải dùng đầy đủ, không được nghỉ thuốc. Sau khi tiêm phải theo dõi theo đúng hướng dẫn của cơ sở tiêm thuốc.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, quý khách có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Mẹ em đang phải đeo máy điều chỉnh nhịp tim thì có thể tiêm được kháng thể đơn dòng không ạ, liệu có tác dụng phụ gì sau khi tiêm không thưa bác sĩ?

Lã Minh Hiếu, 27 tuổi, Tuyên Quang

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào quý khách,

Việc quý khách đeo máy điều chỉnh nhịp tim không ảnh hưởng gì đến việc tiêm kháng thể đơn dòng vì việc tiêm chỉ đơn thuần là đưa kháng thể vào cơ thể. Vì vậy, nếu người thân của quý khách trong trường hợp chỉ định được Bộ Y tế cấp phép thì hoàn toàn có thể tiêm thuốc này.

Đối với việc sau khi tiêm kháng thể đơn dòng có biến chứng về tim mạch hay không, thì qua kết quả thử nghiệm trên thế giới cho thấy rằng: việc tiêm kháng thể đơn dòng chưa có tác dụng phụ gì đối với cơ tim đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, sau khi tiêm quý khách nên tuân thủ theo dõi phản ứng sau tiêm theo đúng hướng dẫn của bệnh viện triển khai tiêm. Nếu có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu bất thường gì, quý khách cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng ở bộ phận tiêm phòng để kịp thời khám và có biện pháp giải quyết sớm.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, quý khách có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Tôi huyết áp cao, khi tầm soát được hoãn tiêm ngừa vậy tôi có thể được tiêm kháng thể đơn dòng không?

Lê Văn Phú, 54 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Hiện bạn ở trong tình trạng cho đến nay vẫn chưa được tiêm mũi vaccine Covid-19 nào cả. Trong trường hợp của bạn nếu chẳng may phơi nhiễm với nCoV thì có nguy cơ trở nặng, thậm chí trở nặng rất là cao.

Trong hoàn cảnh hiện nay, bạn có thể tiêm ngay được một mũi kháng thể đơn dòng để nhanh chóng cung cấp kháng thể chống lại virus. Chúng tôi cũng lưu ý, việc tiêm loại thuốc này hoàn toàn không thay thế được việc tiêm vaccine Covid-19. Nếu bạn vẫn có đủ điều kiện tiêm vaccine Covid-19 thì sau này bạn vẫn có thể tiêm vaccine để chúng ta có nhiều vũ khí chống lại bệnh tật.

Bạn lưu ý thêm rằng, trong ngày đi tiêm kháng thể đơn dòng vẫn cần uống đầy đủ thuốc để đảm bảo huyết áp không tăng cao. Bạn cũng nên theo dõi triệu chứng của bệnh cũng như theo dõi việc sau tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của cơ quan tiêm phòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Tôi bị huyết áp cao (140/90), xơ vữa động mạch cảnh 2 bên (33%), thi thoảng bị tiền đình. Vậy tôi có thể tiêm mũi kháng thể đơn dòng được không? Nếu được cần lưu ý những vấn đề gì?

Nguyễn Bình An, 60 tuổi, Phú Thọ

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Việc mắc các bệnh lý tim mạch không phải là bệnh lý thuộc nhóm chống chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng. Cũng tương tự như trước đây, khi bị các bệnh về tim mạch, hoặc bệnh mạch vành thì càng cần tiêm vaccine Covid-19. Như vậy trong trường hợp này, bạn mong muốn được tiêm kháng thể đơn dòng thì hoàn toàn có thể được. Tuy nhiên, vẫn phải xem bạn có trong điều kiện được cấp phép của Bộ Y tế để cho chúng ta tiêm loại này hay không? Ví dụ những người không thể tiêm được vaccine Covid-19 hoặc những người suy giảm hệ miễn dịch từ mức độ nhẹ đến nặng. Nếu bạn muốn tiêm kháng thể đơn dòng cũng cần đảm bảo các điều kiện được tiêm chủng để bệnh viện ghi nhận và có thể tiêm được cho bạn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!