Không thắc mắc, bức xúc sao được khi mà vỉa hè, cống thoát nước, đường phố này mới chỉnh trang, nâng cấp được vài năm, tốn kém bao nhiêu là tiền của mà giờ lại nâng cấp, chỉnh trang lại gây bao tốn kém, bất tiện.
Đây là một số hình ảnh vỉa hè ở quê tôi đang được chỉnh trang. Hình ảnh này chắc cũng là hình ảnh quen thuộc ở nhiều nơi khi chỉnh trang đô thị. Nhìn vào hình ảnh này thấy có một số thắc mắc:
1. Tại sao vỉa hè mà lại cần phải đổ một lớp bê tông như thế kia? Có thể việc đổ một lớp bê tông như vậy sẽ giúp phần nền của vỉa hè được chắc chắn, phẳng phiu... Điều này sẽ giúp cho việc thi công giai đoạn sau là việc lát gạch sẽ dễ dàng hơn, vỉa hè sau khi hoàn thiện trông sẽ đẹp hơn...
Nhưng điều này thực sự không thực sự cần thiết. Để nền vỉa hè chắc chắn, phẳng phiu thì chỉ cần đổ cát rồi cho đầm nền bằng máy lu hoặc máy đầm là sẽ được nền vỉa hè chắc chắc, phẳng phiu; rất thuận lợi cho việc thi công các công đoạn sau như lát nền.
![Vỉa hè đang được thi công ở quê tôi. Ảnh: Anh Pham](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2022/09/15/-8030-1663205537.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=z7j9RPV9QCTefV8QU6rCmQ)
Vỉa hè đang được thi công ở quê tôi. Ảnh: Anh Pham
Điều quan trọng hơn là khi chỉnh trang vỉa hè mà đổ một lớp bê tông như vậy sẽ gây nhiều tác hại hơn có lợi. Nó có thể giúp lát nền thuận tiện như đã nói trên nhưng sau đó thì việc thấm nước mưa khi ngập úng sẽ thế ra sao đây?
Điều này hiển nhiên là không thể, việc ngập úng ở đô thị tưởng sẽ tốt hơn khi chỉnh trang vỉa hè theo kiểu này nhưng thực chất lại nghiêm trọng hơn. Một vấn đề hạn chế khác của việc thi công theo kiểu này đó chính là việc vỉa hè sẽ bị nóng nên dữ dội do việc hấp thụ nhiệt của nền bê tông. Đặc biệt là trong xu thế biến biến đổi khí hậu này, trái đất ngày càng nóng nên thì việc này là rất nghiêm trọng.
Mùa hè mặt đường đã nóng, giờ vỉa hè với nền bê tông lại cũng nóng thì sẽ làm cho không khí càng thêm oi bức, ngột ngạt. Với những hạn chế rất nghiêm trọng như trên nhưng việc thi công vỉa hè với nền bê tông lại đã và đang được thi công rộng rãi ở nhiều công trình trên khắp cả nước. Sân trường tiểu học của quê tôi cũng vừa được chỉnh trang theo kiểu này.
2. Nước ta là nước có tỉ lệ sử dụng xe máy cao mà lại để gờ vỉa hè cao như vậy thì xe máy lên thế nào được? Thiết kế kiểu này thì lại phải đổ đường để xe lên nghĩa là sẽ làm mất mỹ quan đô thị, chặn chỗ thoát nước. Rồi dân phòng lại phải đi đập bỏ những đường cho xe máy lên này, vừa tốn kém vừa gây bức xúc. Đúng là bức xúc thật. Kỹ sư công trình đâu? Sao không thirts kế gờ vỉa hè thoai thoải hơn chẳng hạn... Nhìn cách thi công này lại liên tưởng đến việc thành phố Hà Nội trồng cây đô thị vài năm trước.
Các cây này được trồng và giữ chắc chắn bằng các cọc chống có đầu gắn vào các thân cây nhờ các đinh vít hay nẹp sắt đóng thẳng vào thân cây. Lẽ ra các đinh hay nẹp sắt này phải được tháo ra khi cây đã sống tốt, bởi việc ghim đinh sắt vào cây cối lâu ngày chắc chắn sẽ gây hại cho cây như sâu, gãy đỏ tại chỗ những vết sẹo này.
Điều này thì chắc công ty cây xanh biết vì công ty chắc có những kỹ sư, công nhân chuyên trồng và chăm sóc cây. Nhưng các hàng cây trồng đã nên xanh, khỏe mạnh nhưng các đinh, nẹp sắt vẫn còn được gắn vào thân cây. Điều này rất phản cảm, gây bức xúc cho nhiều người.
Chỉ đến khi báo chí lên tiếng thì các công ty cây xanh mới cho tháo gỡ những đinh, nẹp sắt ở thân cây này. Thật là quan liêu. Từ việc thi công vỉa hè như trên hay việc đóng đinh vít vào thân cây như trên thiết nghĩ chúng ta cần phải giám sát chặt chẽ hơn nữa việc đầu tư công.
Không phải cứ giải ngân ngân sách nhà nước để xây dựng nhiều công trình đã là tốt. Xây dựng nhiều công trình nhưng các công trình đó phải bền vững, có hiệu quả sử dụng trong nhiều năm chứ không phải nhất thời. Tiền của nhà nước cũng chính là tiền thuế của dân.
Ngoài ra chúng ta cũng cần phải tự vấn bởi: Có mỗi cái vỉa hè mà cứ nay đào, mai lấp thì làm được gì?
Kỹ sư Phạm Anh
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.