Người Mỹ bắt đầu làm quen với việc đeo khẩu trang để ngăn Covid-19, dù từng cho rằng đây là thứ chỉ dành cho người bị bệnh. Một số độc giả đưa ra lý giải vì sao đeo khẩu trang "không thành vấn đề" với người châu Á, nhưng với dân Âu- Mỹ thì họ lại chần chừ trong lúc dịch Covid-19 hoành hành:
Môi trường người Âu- Mỹ cởi mở, giao tiếp là một văn hoá quen thuộc, họ hướng ngoại nhiều hơn hướng nội như người phương Đông nên đeo khẩu trang là điều không được chấp nhận và khó chịu với họ. Ngoài ra không khí và môi trường của họ rất tốt, ít khói bụi trong lành hơn vì dân số ít, nhà máy tập trung ngoài khu dân cư, chủ yếu là dịch vụ và tài chính nên mới thấy khó khăn khi đeo khẩu trang.
Khẩu trang chỉ xuất hiện ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam từ lâu, người dân đeo khẩu trang phần lớn là sợ đen, tránh nắng rồi mới đến lý do tránh bụi ô nhiễm vì ta đi xe máy. Người châu Âu sống ở khu vực khí hậu ôn- hàn đới, họ còn đi tắm nắng cho đen bớt nên không sợ đen, thêm vào đó họ di chuyển chủ yếu bằng xe hơi...nên không có thói quen đeo khẩu trang, người Mỹ cũng vậy.
Người châu Á quá quen với việc mang khẩu trang khi ra ngoài dù lúc chưa có dịch, bởi vì họ sợ môi trường ô nhiễm, sợ nắng, sợ gió, sợ xấu da...nên đến khi có dịch họ trang bị kỹ hơn là việc rất bình thường.
Còn với người châu Âu thì ngược lại, họ cho rằng khẩu trang chỉ dành cho người có bệnh. Những điều đang diễn ra sẽ làm cho người ta thay đổi về nhận thức. Nếu thấy sai lầm thì sửa chữa bằng việc tuyên truyền giải thích.
Độc giả Bành Ngọc chia sẻ về thói quen đeo khẩu trang:
Tôi vẫn đeo khẩu trang mấy chục năm nay, thứ nhất tránh bụi và nắng gió, thứ hai người Việt thường di chuyển bằng xe máy và có thói quen khạc nhổ ngoài đường khi có thể, không cần biết ai đang đi sau hay bên cạnh mình và tôi sợ nhất khi vô tình phải hứng những giọt nước bọt bắn ra của những người vô ý thức đó. Thứ ba, khi mùa hoa sữa về tôi hay bị dị ứng với mùi phấn hoa nên khi đeo khẩu trang tôi giảm được đáng kể việc hít phải chúng.
Khi xuất hiện dịch bệnh người châu Á nói chung đều dùng khẩu trang nên giảm được sự lây nhiễm cho cộng đồng rất nhiều. Những người châu Á sống ở nước ngoài khi dịch bệnh hoành hành đeo khẩu trang để tự bảo vệ đều bị miệt thị và đôi khi bị những ngừoi nước ngoài hành hung vì cho rằng họ bị bệnh.
Bây giờ dịch bệnh tràn lan họ mới hiểu được rằng nên đeo khấu trang để phòng ngừa lây nhiễm, nếu họ biết khuyến cáo dân họ từ trước thì có lẽ mọi mất mát đau thương sẽ không nhiều như bây giờ, họ hiện đại, họ giỏi nhiều lĩnh vực nhưng điều đơn giản nhất thì lại bảo thủ, đeo khẩu trang chả làm xấu đi tí nào.
Độc giả Nguyen Van Hong:
Khẩu trang thực tế đã có tác dụng đáng kể với người dân châu Á, trong đó có Việt Nam chúng ta. Tác dụng 1%, 10%, hay bao nhiêu cũng được, miễn hạn chế được là nên dùng. Nhìn những ảnh chụp thấy lực lượng y tế Mỹ không dùng khẩu trang, hoặc đeo rất tạm, thì hiểu được kết quả hôm nay.
Trận chiến với Covid như một kỳ World Cup công bằng nhất trong lịch sử:
- Tất cả các nước đều được chơi.
- Không phân biệt sang hèn, yếu mạnh.
- Tự chơi với chính mình.
- Chơi theo thời điểm phù hợp của quốc gia mình.
- Tự quyết định trận đấu và muốn kết thúc như thế nào.
- Đội giàu và chuyên nghiệp chưa chắc đã thắng cuộc. Những đội có tính đoàn kết, ý thực kỷ luật tốt, dự phòng chiến thuật cho mọi tình huống xảy ra lại có cơ hội về đích trước và ít thiệt hại hơn.
- Thay đổi các quan niệm, cách vận hành về mọi lĩnh vực trong xã hội.
- Hậu Covid-19 là thời điểm bùng nổ công nghệ 4.0.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho mục Ý kiến tại đây.