Bác sĩ Tân chia sẻ, chỉ số PSA toàn phần trong máu giúp bác sĩ phát hiện ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm. Khi mắc ung thư tuyến tiền liệt, chỉ số này tăng cao. Từ những năm 80 của thế kỷ trước, chỉ số PSA đã giúp các trường hợp ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện và điều trị thành công, giảm tỷ lệ tử vong.
Tuy nhiên, chỉ số PSA tăng cao có thể do người bệnh bị tăng sinh tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu... Do đó, để có kết luận chính xác, người bệnh cần được kiểm tra PSA ít nhất 2 lần (để loại trừ các nguyên nhân có thể gây tăng PSA do phản ứng hoặc kích thích) và thực hiện thêm các xét nghiệm khác như chụp cộng hưởng từ, sinh thiết...
Câu 6: Ai nên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt?