Tiêm vaccine Covid-19 rồi có sử dụng kháng thể đơn dòng được không?
Nếu bạn đã tiêm vaccine và hoàn toàn không có chống chỉ định gì với vaccine thì chúng tôi khuyến cáo bạn nên tiêm liều bổ sung vaccine hoặc tiêm liều nhắc để tạo cho cơ thể tình trạng miễn dịch bảo vệ một cách chủ động. Còn việc tiêm kháng thể đơn dòng là để tạo cho cơ thể tình trạng bảo vệ, trong y khoa gọi là tình trạng miễn dịch thụ động để bảo vệ cơ thể. Như vậy, miễn dịch chủ động giúp cơ thể nhận diện ngay "kẻ thù" bằng các tế bào miễn dịch có ghi nhớ. Tức là khi virus vào trong cơ thể thì các tế bào trí nhớ miễn dịch sẽ nhận diện ngay và kích thích cơ thể tạo ra kháng thể. Còn khi sử dụng kháng thể đơn dòng thì theo thời gian chúng sẽ giảm dần cho đến hết nên giới hạn của nó chỉ trong vòng 6-12 tháng. Sau 6 tháng thì chúng ta cần tiêm lại 1 liều khác. Nếu không có chống chỉ định thì bạn vẫn nên tiêm vaccine. Trường hợp bạn cần bảo vệ tức thời, chẳng hạn như khi đi ngay vào vùng dịch hoặc tiếp cận với những người nhiễm Covid-19 mà chưa được bảo vệ thì bạn hoàn toàn có thể tiêm kháng thể đơn dòng để đạt được hiệu quả bảo vệ trong thời gian ngắn nhất, tương đương 6 giờ sau khi tiêm.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Xin vui lòng tư vấn giúp tôi về kháng thể đơn dòng như sau ạ:
1/ Nếu đang bị Covid thì có tiêm được không?
2/ Người trên 65 tuổi đã tiêm 2 hoặc 3 mũi vaccine RNA thì có thể sử dụng kháng thể đơn dòng được không?
3/ Trẻ em từ mấy tuổi có thể tiêm được ạ?
4/ Liệu trình và chi ...
Những bệnh nhân đã, đang mắc Covid-19 thì không có chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng trong giai đoạn mắc Covid-19. Tuy nhiên, 2 tuần sau khi khỏi bệnh, nếu cần thiết cho việc bảo vệ hoặc tránh việc tái nhiễm trong khi cơ thể vừa khỏi bệnh chưa tạo đủ kháng thể để phòng bệnh thì vẫn có thể chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19.
Người trên 65 tuổi đã tiêm 2-3 mũi vaccine ngừa Covid-19 rồi có nghĩa là họ không chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Nếu bạn không thuộc đối tượng chống chỉ định với vaccine Covid-19 hoặc muốn tăng cường hệ miễn dịch để ngừa bệnh thì nên tiêm thêm mũi nhắc hoặc mũi bổ sung. Tuy nhiên, trường hợp đối tượng này cần được bảo vệ tức thì để tránh khả năng nhiễm Covid-19 thì có khả năng tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19.
Điều kiện tiêm kháng thể đơn dòng là đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên và cân nặng trên 40kg, tiêm ở vị trí bắp và tiêm lần lượt mỗi lọ kháng thể đơn dòng vào mỗi vị trí khác nhau, tốt nhất là tiêm vào vị trí hai bên mông. Về giá cả, hiện tại giá của kháng thể đơn dòng là 19.700.000 bao gồm khám sàng lọc, tiêm ngừa, theo dõi sau tiêm. Hiện chỉ có Hệ thống BVĐK Tâm Anh cơ sở Hà Nội và TP HCM mới có loại kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19.
Đối với dịch vụ tiêm tại nhà, vì là loại kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 mới được tiêm dưới sự cấp phép của Bộ Y tế thực hiện tiêm tại bệnh viện cùng với việc giải thích rõ cho người được tiêm các thông tin về kháng thể đơn dòng, có cam kết đồng thuận tiêm và có theo dõi sau tiêm, do đó kháng thể đơn dòng chỉ được tiêm tại bệnh viện không được phép tiêm tại nhà.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Kháng thể đơn dòng này khác với kháng thể đơn dòng điều trị Covid-19 mà các bệnh viện khác đang sử dụng không?
Kháng thể đơn dòng của AstraZeneca được dùng để dự phòng Covid-19. Tất nhiên, bộ đôi kháng thể đơn dòng Tixagevimab và Cilgavimab vẫn có được sử dụng trong điều trị nhưng vì các dữ liệu nghiên cứu còn đang được tiến hành và chưa có kết quả sau cùng. Do đó, FDA chưa phê duyệt kháng thể đơn dòng này sử dụng trong điều trị Covid-19.
Còn những kháng thể khác như bamlanivimab được sử dụng trong điều trị thường dùng cho những bệnh nhân đã mắc Covid-19 mà trong tình trạng từ nhẹ đến vừa để hạn chế sự nhân lên của virus. Cơ chế hoạt động của kháng thể đơn dòng này cũng tương tự như vậy, nó ức chế sự gắn kết protein của virus nCoV vào trong các thụ thể đường hô hấp của người bệnh.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Xin chào bác sĩ, khi nghe tin kháng thể đơn dòng về Việt Nam, thì tôi rất vui vì có thêm biện pháp phòng vệ cho gia đình. Nhưng tôi thắc mắc tại sao thuốc này chỉ dành riêng cho đối tượng ưu tiên ạ?
Thuốc kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 có thể sử dụng cho tất cả mọi người, nhưng với nhóm người cơ thể có thể tạo ra được miễn dịch bảo vệ từ vaccine thì nên tiêm vaccine để tạo ra miễn dịch chủ động. Đối với nhóm đối tượng ưu tiên như người suy giảm miễn dịch, dị ứng với vaccine không thể tiêm được vaccine hoặc đã tiêm vaccine nhưng cơ thể không sinh đủ kháng thể để bảo vệ thì nên sử dụng kháng thể đơn dòng của hãng AstraZeneca.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Thuốc này có chống được biến thể Omicron không?
Những dữ liệu hiện nay cho thấy, bộ đôi kháng thể đơn dòng có thể chống lại hầu hết biến thể từ: Alpha, Beta, Gamma, Epsilon, Eta, Iota, Kappa, hoặc thậm chí là cả Omicron. Tuy nhiên, những dữ liệu mới nhất cho thấy phải theo dõi và ghi nhận thêm, vì cho đến nay biến thể của Omicron có nhiều các biến thể phụ nhưng những biến thể này cho thấy vẫn còn đáp ứng tốt với những kháng thể đơn dòng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Thuốc này đã được cấp phép trong điều trị Covid-19 chưa? Sau khi tiêm bao lâu thì cơ thể sản sinh kháng thể?
Vào đầu tháng 3/2022, Bộ Y tế cũng đã cấp phép để sử dụng kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 trong những trường hợp đặc biệt, là những đối tượng suy giảm miễn dịch tại Việt Nam. Đây là giấy phép sử dụng tại bệnh viện và chỉ sử dụng cho các đối tượng này. Loại kháng thể đơn dòng của AstraZeneca cũng là loại thuốc lần đầu tiên được FDA Mỹ phê chuẩn để sử dụng cho các nhóm đối tượng ưu tiên, suy giảm miễn dịch hoặc những đối tượng vì những lý do nào đó không thể tiêm được vaccine. Thuốc này hay ở chỗ được sử dụng bằng đường tiêm bắp, chỉ cần 6 giờ sau khi tiêm thì đã đạt được nồng độ tối đa để có thể bảo vệ được cơ thể ít nhất 6 tháng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Biến chủng mới của Covid-19 liên tục xuất hiện, các vaccine hiện thời dù có tác dụng nhưng không còn bảo vệ mạnh mẽ nữa. Vậy tiêm kháng thể đơn dòng này có hiệu quả trước các biến chủng hơn không thưa bác sĩ?
Chúng ta đã biết rằng vaccine phòng Covid-19 hiệu lực sẽ giảm theo thời gian. Do đó, tùy theo loại vaccine mà lịch tiêm cần tiêm mũi 2, mũi 3, và liều nhắc lại hoặc liều bổ sung. Vaccine cũng có thể có hiệu quả với biến thể này mà không có hiệu quả với các biến thể mới xuất hiện. Vì thế chúng ta cần phải tiêm lại những liều vaccine bổ sung để tăng cường hiệu quả kháng thể - tức là lượng giá kháng thể trong cơ thể tăng lên từ đó có hiệu quả phòng ngừa được các biến chủng mới. Về bộ đôi kháng thể đơn dòng, cho đến những dữ liệu hiện nay người ta ghi nhận thuốc này vẫn đáp ứng phòng ngừa rất tốt đối với các biến thể đã được ghi nhận, tức là có thể ngăn ngừa được Omicron.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Thưa bác sĩ, có những nước nào trên thế giới đã sử dụng kháng thể đơn dòng?
Kháng thể đơn dòng đang là thuốc mới, được chỉ định cho các đối tượng không được bảo vệ bằng vaccine nên tập trung vào các đối tượng suy giảm miễn dịch hoặc những người có bệnh nền, có nhiều yếu tơ nguy cơ. Thuốc hiện đã được FDA cấp phép và sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, do công nghệ bào chế khá phức tạp nên số lượng thuốc cũng còn hạn chế, nhưng đến thời điểm hiện tại có nhiều nước cũng đã nhập thuốc này về sử dụng.
Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Mẹ em năm nay 72 tuổi, bị bệnh mạch vành, tai biến máu não nên chưa được tiêm vaccine. Hiện bệnh đang lây lan nhiều nhà em muốn tiêm ngay thuốc kháng thể đơn dòng cho mẹ em có được không?
Hiện nay nCoV đang lan rộng với tốc độ nhanh ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Hàng ngày có nhiều ca mắc bệnh Covid-19. Mẹ bạn chưa được tiêm vaccine và có bệnh lý về tim mạch, nếu chẳng may bị nhiễm thì nguy cơ bệnh nặng rất cao. Vì vậy trong trường hợp này, gia đình hoàn toàn đưa mẹ đi tiêm thuốc kháng thể đơn dòng để nhanh chóng có ngay kháng thể để chống lại Covid-19. Chúng ta cũng biết rằng khi tiêm vaccine, cơ thể cũng cần có một thời gian để sản sinh kháng thể. Ngược lại, tiêm thuốc này trong vòng vài giờ, cơ thể đã có đủ nồng độ kháng thể trong cơ thể để chống lại bệnh, ngăn ngừa được việc mắc bệnh. Nếu chẳng may mắc bệnh cũng sẽ ngăn ngừa được tiến triển nặng của bệnh.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Tôi tiêm vaccine Covid-19 bị phản ứng dị ứng cấp độ 2, và ngưng tiêm vaccine đến nay đã 6 tháng. Liệu tôi có được đăng ký tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca không? Nó có an toàn cho tôi không? Mong được bác sĩ tư vấn.
Trường hợp của bạn có thể được xét duyệt đủ điều kiện tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca. Việc triển khai tiêm kháng thể đơn dòng sẽ được thực hiện tại bệnh viện, có hệ thống y bác sĩ theo dõi, nên bạn có thể yên tâm. Các nghiên cứu cho thấy kháng thể đơn dòng cũng có tác dụng phụ rất nhẹ như: sốt, đau đầu, đau nhức mình mẩy...
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Nếu bạn chưa có điều kiện tiêm vaccine phòng Covid-19, cũng chưa phơi nhiễm với Covid-19 thì về mặt lý thuyết có thể chích kháng thể đơn dòng. Tuy nhiên chỉ định FDA chấp thuận cho những người tiêm kháng thể đơn dòng là những người suy giảm miễn dịch và không tạo ra được kháng thể, hoặc những người sốc phản vệ với vaccine ngừa Covid-19 và không thể chích được thì mới sử dụng kháng thể đơn dòng. Trường hợp của bạn là chưa chích vaccine chứ không phải sốc phản vệ với vaccine, do vậy nên sử dụng vaccine.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Vì sao bệnh nhân ghép tạng đặc như ghép thận, ghép gan... cần phải tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19? Cảm ơn bác sĩ!
Tỷ lệ ghép thận, ghép tim, ghép phổi, ghép gan tại nước ta trong những năm gần đây khá nhiều. Theo sự phát triển chung của thế giới, trong các phương pháp điều trị (điều trị thận thì có lọc màng bụng, có thận nhân tạo và ghép tạng) thì ghép tạng là phương pháp điều trị ưu điểm nhất, hoàn thiện nhất.
Cũng tương tự, những trường hợp như gan và tim nếu như không được ghép thì bệnh nhân cũng khó qua khỏi, không có sự lựa chọn giống như thận có thể lọc máu, thận nhân tạo hoặc ghép thận. Vì thế, kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam càng phát triển. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây do dịch Covid-19 nên tỉ lệ ghép đã giảm xuống.
Tỷ lệ ghép thận năm 2019 bằng tỷ lệ của 10 năm trước đó cộng lại, trong khi là năm 2021 lại giảm đi. Tương tự, các tình trạng ghép tim, ghép gan cũng không nhiều hơn, một phần là do dịch, giãn cách xã hội, tỉ lệ lây nhiễm quá nhiều nên phải trì hoãn.
Nguyên nhân là do người bệnh hoặc người cho bị nhiễm Covid-19. Thực ra, người ghép tạng không chỉ dùng kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19, vì kháng thể đơn dòng chỉ mới được phát minh trong thời gian gần đây. Trước kia, những bệnh nhân ghép tạng luôn được khuyên tiêm các loại kháng thể phòng ngừa trước. Ví dụ như bệnh nhân không có kháng thể viêm gan B, phải cho bệnh nhân tiêm phòng ngừa trước, bởi vì tìm một người chưa bị viêm gan B để cho một người nhận đã viêm gan B rất khó, vì tỉ lệ viêm gan B trong cộng đồng rất cao. Vì vậy chúng ta phải tiêm phòng.
Lý do, nếu người bệnh đó đã có viêm gan B trước rồi và đang ổn định, sau khi ghép xong dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể bùng phát bệnh viên gan B, viêm gan C. Hoặc nếu như người bệnh chưa hề có viêm gan B, viêm gan C trước đó, khi ghép dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể xuất hiện bệnh. Tương tự, đối với Covid-19, nếu như không ngừa thì nhóm người này có nguy cơ nhiễm rất cao. Thậm chí có những người đã tiêm vaccine 3 mũi nhưng vẫn có tỉ lệ nhiễm khá cao, nhất là trong đợt dịch này. Trước kia có nhiều người đã tiêm vaccine 2 mũi, 3 mũi vẫn có thể nhiễm, vì đó là có thể họ không tạo được kháng thể, hoặc là tạo kháng thể nhưng không đủ để phòng ngừa Covid-19.
Đối với những người ghép tạng, khi ghép tạng xong, bất kể là ghép tạng gì, đều sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nhưng khi sử dụng thuốc này thì sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm xuống, có những lúc xuống rất thấp, do đó những người ghép tạng rất dễ nhiễm. Không chỉ riêng Covid-19 mà tất cả các nhiễm trùng, từ nhiễm trùng thông thường cho tới nhiễm trùng đặc hiệu mà trong nghề chúng tôi hay gọi là CMV (Cytomegalovirus).
Một khi nhiễm CMV hoặc Meka virus... thì điều trị rất khó, tỉ lệ kháng thuốc cao; kinh phí điều trị rất mắc mà không phải chi phí nào bảo hiểm cũng chi trả. Vì vậy biện pháp tốt nhất là phòng ngừa. Đối với phòng ngừa Covid-19, thực tế là người bình thường vẫn có nguy cơ nhiễm mặc dù đã đủ kháng thể (tiêm 3 lần vaccine), huống chi là những người ghép tạng. Những người này thậm chí có thể không tạo ra kháng thể hoặc kháng thể không tạo đủ, họ rất dễ nhiễm. Trước kia chỉ có vaccine và mới đây có thêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 - một giải pháp hữu hiệu.
Vì đối với những người ghép tạng, chỉ tiêm vaccine thì chưa chắc cơ thể đã tạo ra đủ kháng thể. Còn với kháng thể đơn dòng thì cơ thể đã đưa sẵn kháng thể đó vào bên trong, có nghĩa là trong cơ thể người bệnh đã có sẵn "vũ khí". Đó cũng là lý do có chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng cho những người ghép tạng hoặc đã ghép tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Thưa bác sĩ, ở một bệnh nhân chuẩn bị có chỉ định ghép tạng chưa được tiêm vaccine Covid-19 do chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Vậy cần tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 trước hay lo trị liệu trước. Cảm ơn bác sĩ!
Nếu như người chuẩn bị ghép tạng vì một lý do nào đó mà chống chỉ định với tiêm vaccine (có thể vì lý do sốc, dị ứng,...) thì phải lưu ý là nguy cơ rất cao nhiễm sau khi người bệnh ghép xong và sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Nên sử dụng kháng thể đơn dòng, bởi vì kháng thể đơn dòng là một "chiếc áo" bảo vệ, ít ra kháng thể có thể bảo vệ thời gian sau ghép. Ngay cả trong trường hợp tiêm vaccine xong mà không đủ kháng thể, sau khi ghép xong có thể bị nhiễm.
Nếu muốn sử dụng liều vaccine bổ sung hay tăng cường thì phải chờ ít nhất là 3 tháng sau khi ghép, tất cả những người tiêm liều vaccine bổ sung hay tăng cường đều phải chờ sau ghép 3 tháng. Lúc đó kháng thể đã giảm, huống chi những người ghép tạng chưa được tiêm 1 mũi vaccine nào, gần như sẽ không có bất cứ sự bảo vệ nào.
Dịch Covid-19 không biết bao giờ mới hết, vào ngày 18/3 vừa rồi, phát ngôn viên của Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố còn lâu mới chấm dứt dịch Covid-19, thậm chí là chúng ta chỉ mới đang ở đỉnh của dịch. Từ đó mới thấy được tầm quan trọng là bảo vệ mọi người, trong đó có những người cần được ghép tạng. Bảo vệ cho những người ghép tạng rất cần thiết, nên phòng ngừa trước, bởi vì ghép thận nếu không ghép lúc này thì ghép lúc khác, có thể trì hoãn lại được, nhưng nhiễm Covid-19 có thể đến bất cứ lúc nào, huống chi trong giai đoạn dịch bùng phát rất dễ nhiễm như hiện nay.
Gần đây, Tâm Anh thường xuyên nhận được cuộc gọi của nhiều bệnh nhân đã ghép, tỷ lệ người bệnh cũng đã bị nhiễm Covid-19 khá nhiều, mặc dù một trong số đó đã tiêm vaccine, một số khác cũng rất giữ gìn về việc tiếp xúc. Nếu như các bệnh nhân chưa tiêm vaccine, chưa nhiễm Covid-19 thì nên phòng ngừa, chuyện ghép tạng có thể để lui lại. Hơn nữa nếu dùng kháng thể đơn dòng thì kháng thể xuất hiện rất nhanh, chỉ 6 tiếng sau khi tiêm theo các nghiên cứu.
Ngược lại, nếu như tiêm vaccine thì phải chờ mũi thứ nhất ít nhất là 3 tuần, 4 tuần mới có thể tiêm mũi thứ hai. Và 3 tháng sau mới tiêm tiếp mũi thứ 3. Thời gian này quá dài đối với một người ghép tạng. Nếu dùng kháng thể đơn dòng thì người bệnh có thể yên tâm với Covid-19, các bác sĩ cũng có thể yên tâm để ghép tạng cho bệnh nhân.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Thưa bác sĩ, vì sao những bệnh nhân liên quan đến vấn đề thận, nhất là ghép thận dễ mắc Covid-19 hơn? Những trường hợp nào bị suy giảm miễn dịch có liên quan đến các bệnh về thận - tiết niệu? Cảm ơn bác sĩ!
Thật ra người bị nhiễm Covid-19 trước đó không bệnh, nhưng sau nhiễm có thể bị bệnh. Chúng ta chỉ tính về chức năng thận, nCoV khi vào trong cơ thể người bệnh có thể gắn với các thụ thể ACE2 để di chuyển khắp nơi trong cơ thể và thận là cơ quan có rất nhiều các thụ thể này. Vì vậy, nhiễm Covid-19 đầu tiên là ở phổi, sau đó là thận, ruột,... thậm chí là suy đa cơ quan, trong đó có thận. Cho nên chúng tôi đã khuyến cáo những người trước đó có thể không có bệnh gì, nếu đã bị nhiễm Covid-19 thì sau đó nên đi khám để phát hiện các bệnh lý, trong đó có thận.
Trở lại là những người đã bị bệnh thận rồi hoặc một bệnh nền nào khác, thì khi nhiễm Covid-19 cộng với bệnh nền trước đó, có thể chức năng thận sẽ xấu hơn. Thực tế cho thấy, có các bệnh nhân bị Covid-19 nặng phải lọc máu, thậm chí phải sử dụng đến ECMO khi các cơ quan bị suy đồng thời chứ không riêng gì thận cả. Sức để kháng của người bị suy thận rất kém cho nên rất khó chống đỡ được các nhiễm trùng, trong đó có nCoV.
Thậm chí, với những người sức đề kháng kém dù có tiêm vaccine cũng không đủ kháng thể để chống lại các bệnh lý, không phải chỉ riêng nCoV, ví dụ như viêm gan B hoặc viêm phổi, hoặc tiêm rồi nhưng vẫn có thể bị nhiễm. Thường thì phác đồ của viêm gan B là 2 hoặc 3 mũi là đủ, nhưng đối với người suy thận có khi là 4 mũi hoặc thậm chí là 5 mũi mới có thể tạo ra kháng thể. Do sức đề kháng bị suy giảm, vì vậy những người bị bệnh thận là những người dễ bị tổn thương và khi tổn thương thì dễ bị nặng hơn những người khác.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Thưa bác sĩ, người bệnh liên quan đến các vấn đề về thận, khi đến đây tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 sẽ được khám sàng lọc như thế nào? Cảm ơn bác sĩ!
Khi đến để sàng lọc tiêm kháng thể đơn dòng, không chỉ những người bệnh thận mà còn có rất nhiều người khác, ví dụ như ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (COPD) hoặc những người bị các loại bệnh thận khác như: suy giảm do hội chứng thận hư, viêm thận lipid, viêm thận IgA, bệnh việm khớp, bệnh vảy nến,... những bệnh đang sử dụng corticoid liều cao, tương đương với liều của 20 prednison thì sẽ được kiểm tra.
Đầu tiên là kiểm tra bệnh nền có ổn định hay chưa, có đang gặp phải vấn đề sức khỏe nào khác như: sốt, ho, đường định đường huyết. Chúng ta có thể trì hoãn không tiêm hôm nay, trì hoãn 1 vài ngày hoặc 1 vài tuần để tất cả các bệnh lý gặp phải được điều trị ổn định sau đó mới tiêm cũng không sao cả. Ngoài ra, phải đảm bảo người được tiêm nếu là phụ nữ thì không đang mang thai, người trên 12 tuổi, trên 40 kg. Khi tiêm kháng thể đơn dòng phải tầm soát tất cả không riêng gì những người bệnh thận. Khi sàng lọc, bác sĩ sẽ tuân thủ đầy đủ các bước, dựa trên những khuyến cáo của Bộ Y tế, hoặc của Tổ chức Y tế tế giới, hoặc là của FDA về việc phòng ngừa cho những người tiêm kháng thể đơn dòng. Sau đó sẽ chuyển sang bác sĩ chuyên về sử dụng thuốc, ký quyết định cho đi tiêm và khi sang. Và khi tiêm sẽ được tiêm tuần tự 2 mũi bên 2 vị 2 mông khác nhau ngay thời điểm cùng lúc. Và bệnh nhân sẽ được theo dõi 1 giờ sau tiêm để đảm bảo không có vấn đề gì xảy ra.
Khi người bệnh tiêm xong ra về, chúng tôi sẽ có một bảng hướng dẫn để người bệnh có thể biết việc tiêm sẽ gặp 1 số phản ứng phụ. Nếu như nhẹ thoáng qua thì không sao, những trường hợp có phản ứng phụ nặng như: ói mửa, mệt, nhịp tim nhanh, hồi hộp, tụt huyết áp,... thì có thể liên hệ với số điện thoại cung cấp hoặc lên đến bệnh viện gần nhất để được xử trí kịp thời.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Tại sao nhóm người sử dụng corticoid kéo dài hoặc liều cao lại không đủ sinh kháng thể ngừa Covid-19 khi tiêm vaccine Covid-19? Những bệnh nào hay dùng corticoid để trị bệnh? Cảm ơn bác sĩ!
Khi bệnh nhân dùng corticoid nhiều loại khác nhau ví dụ như prednison, prednisolon,... liều tương đương với liều trên 20 mg của prednison là liều ức chế miễn dịch. Khi thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng thì bệnh nhân sẽ kém đáp ứng hoặc thậm chí là không đáp ứng với cả vaccine hoặc tất cả các loại thuốc khác. Phải hết sức lưu ý, liều trên 20 mg là liều ức chế miễn dịch, liều dưới 20 mg có thể là liều kháng viêm thôi hoặc là giảm liều của ức chế miễn dịch. Những người sử dụng liều ức chế miễn dịch khi tiêm vaccine chưa chắc đã tạo ra được kháng thể hoặc tạo ra kháng thể nhưng không đủ để phòng ngừa được bệnh, không tạo được hiệu ứng kháng thể mong muốn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Những bệnh nhân ung thư nào thì nên tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19? Riêng với bệnh nhân ung thư thận thì sao? Cảm ơn bác sĩ!
Bệnh nhân ung thư, ghép tạng nói chung, nếu như sức khỏe đã ổn định rồi và không cần sử dụng thuốc nữa thì có thể tiêm vaccine. Còn trong trường hợp đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticoid với liều tương đương hoặc trên 20 mg prednison, thì tiêm vaccine có thể không tạo được kháng thể hoặc kháng thể không đủ để bảo vệ trước nCoV. Trong những trường hợp đó, không riêng gì ung thư thận và không riêng gì một loại ung thư nào cả, mà nhiều loại ung thư nếu như đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch thì nên sử dụng kháng thể đơn dòng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Em mong muốn được hỗ trợ tư vấn và sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng cho mẹ em đang bị mắc bệnh ung thư tuyến vú giai đoạn đã di căn để hạn chế và ngăn ngừa nguy cơ chuyển nặng khi mắc phải Covid-19 trong tình hình rất phức tạp hiện nay ạ, xin cảm ơn bệnh viện
Hiện tại, kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm nCoV được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý, hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vaccine Covid-19. Trong đó nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch này theo khuyến cáo bao gồm: Ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính đang điều trị tích cực Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng. Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-Cell hay cấy ghép tế bào gốc tạo máu (trong vòng 2 năm của cấy ghép hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch). Các bệnh khiếm khuyết miễn dịch nguyên phát trung bình và nặng (vd: hội chứng DiGeorge, Wiskott-Aldrich..) HIV tiến triển hay không điều trị (Bệnh nhân HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử bị các bệnh xác định AIDS mà không bị hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hay biểu hiện lâm sàng của HIV có triệu chứng) Điều trị tích cực với corticosteroid liều cao (≥20 mg prednisone hay tương đương/ngày và dùng ≥2 tuần), alkylating agents, antimetabolites, các thuốc chống thải ghép, các thuốc hóa trị gây suy giảm miễn dịch nặng, các thuốc chẹn TNF, và các thuốc sinh học gây ức chế hay điều chỉnh miễn dịch (vd: các thuốc gây suy giảm tế bào B như rituximab…).
- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19. Tình trạng của mẹ bạn có thể được tiêm kháng thể đơn dòng. Trước khi tiêm bác sĩ sẽ khám sàng lọc để xem xét tình trạng sức khỏe hiện tại và chỉ định tiêm cho mẹ bạn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Mẹ tôi 63 tuổi mới vừa mổ đặt stent phình động mạch não khổng lồ thì tiêm kháng thể đơn dòng sợ bị biến chứng ảnh hưởng nhiều không?
Bác 77 tuổi, đang điều trị bệnh ung thư, mới tiêm 2 mũi, đã kiểm tra mức kháng thể ở mức rất thấp 1,6. Kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 của AstraZeneca được chỉ định dùng cho những người không tiêm/ tiêm không đầy đủ vacine hoặc những người tiêm nhưng không sinh đủ kháng thể (do có bệnh nền như ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm HIV...) như trường hợp của bác. Vì tình hình dịch căng thẳng, mọi người đều có thể mắc Covid-19 bất cứ lúc nào, bác nên tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt để có kháng thể bảo vệ ngay và kéo dài.
Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng).
Tôi 77 tuổi, đang điều trị bệnh ung thư, mới tiêm 2 mũi nhưng phải dừng lại để điều trị ung thư. Tôi đã kiểm tra mức kháng thể ở mức rất thấp 1,6. Rất mong bác sị tư vấn để tôi được tiêm thuốc kháng thể đơn dòng ạ.
Bác 77 tuổi, đang điều trị bệnh ung thư, mới tiêm 2 mũi, đã kiểm tra mức kháng thể ở mức rất thấp 1,6. Kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 của AstraZeneca được chỉ định dùng cho những người không tiêm/ tiêm không đầy đủ vacine hoặc những người tiêm nhưng không sinh đủ kháng thể (do có bệnh nền như ung thư, dùng thuốc ức chế miễn dịch, nhiễm HIV...) như trường hợp của bác. Vì tình hình dịch căng thẳng, mọi người đều có thể mắc Covid-19 bất cứ lúc nào, bác nên tiêm kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 càng sớm càng tốt để có kháng thể bảo vệ ngay và kéo dài.
Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng).