Con em có bị HP dạ dày và hội chứng kích thích ruột, cháu 12 tuổi đủ điều kiện tiêm vaccine nhưng em vẫn chưa cho con tiêm. Em thấy thuốc này được quảng cáo an toàn hơn, nhờ bác sĩ tư vấn cụ thể thêm là con em có tiêm được không ạ?
Hiện nay Việt Nam đã có kháng thể đơn dòng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm Covid-19. Trường hợp con bạn có hội chứng ruột kích thích và HP dạ dày thì vẫn có thể xem như là người bình thường, cách tốt nhất là tiêm vaccine Covid-19 như thông thường. Chỉ trong trường hợp không tiêm được vaccine (ví dụ bị dị ứng với thành phần của vaccine) thì mới sử dụng kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Người bị viêm gan B mạn tính, chỉ số tiểu cầu khoảng 156, có tiêm thuốc kháng thể đơn dòng được không ạ?
Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy người bệnh mắc các bệnh lý gan mạn tính hoàn toàn có thể sử dụng kháng thể đơn dòng phòng Covid-19 được nếu người bệnh vì một lý do nào đó mà không có chỉ định để tiêm vaccine Covid-19. Trường hợp tiểu cầu 156 thì cơ bản có thể gọi là bình thường, không có gì đáng lo ngại.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Người bị bệnh trào ngược dạ dày, viêm gan B đang điều trị tiêm kháng thể đơn dòng có an toàn không?
Về nguyên tắc, những người có bệnh trào ngược dạ dày hoặc viêm gan virus có thể sử dụng được kháng thể đơn dòng ngừa Covid-19 (trong các kết quả thử nghiệm). Nhưng những người này hoàn toàn không có chống chỉ định với vaccine Covid-19, vì vậy việc tiêm vaccine sẽ được ưu tiên trước vì có hiệu quả và chi phí thấp hơn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Bố tôi bị ung thư dạ dày, đã cắt bỏ một phần dạ dày và được chỉ định xạ trị. Vì bố tôi chưa được tiêm vaccine Covid-19 nên tôi muốn đăng kí tiêm kháng thể đơn dòng cho bố nhưng không biết nên tiêm trước hay sau xạ trị, nhờ bác sĩ tư vấn giúp tôi?
Bố em K đại tràng có điều trị ổn định và được tiêm 1 mũi vaccine năm ngoái nhưng sau đó bệnh tái phát nên chưa thể tiêm tiếp mũi 2. Giờ bố em có thể tiêm thuốc này thay cho vaccine mũi 2 không?
Bố em nhiều bệnh nền cao huyết áp, phẫu thuật ghép gan hồi trước tết, chưa tiêm vaccine. Hiện tại đang uống thuốc chống thải ghép thì có thể tiêm kháng thể đơn dòng không? Có nguy cơ hai thuốc phản ứng với nhau và gây hại cho sức khỏe không ạ?
Đáp ứng kháng thể của bệnh nhân ghép tạng thấp hơn so với dân số chung. Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu hiện có đều xác nhận một cách rõ ràng rằng tiêm chủng là hữu ích và làm giảm một cách thuyết phục nguy cơ nhiễm Covid-19 nghiêm trọng.
Là một bệnh nhân ghép tạng, quý khách có nhiều nguy cơ phát triển bệnh nặng sau khi bị nhiễm virus nCoV. Khoảng 1/3 số bệnh nhân ghép tạng mắc Covid-19 phải nhập viện. Nguy cơ tử vong do Covid-19 ở bệnh nhân ghép tạng ước tính khoảng 15-20%. Hơn nữa, nhiễm Covid-19 đòi hỏi phải giảm bớt các loại thuốc ức chế miễn dịch, làm tăng nguy cơ đào thải quả thận được ghép.
Do vậy, trong trường hợp của quý khách nên lựa chọn tiêm kháng thể đơn dòng để chủ động dự phòng Covid-19 và những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Mẹ em bị xơ thận và đã phẫu thuật ghép thận, bà được tiêm 2 mũi nhưng vẫn bị Covid-19, giờ bệnh đã khỏi trên 1 tháng, kết quả PCR có chỉ số CT là 34 lúc xét nghiệm. Như vậy có phải là bà không đáp ứng vaccine hay không và mẹ em có thể tiêm kháng thể đơn dòng không thưa bác sĩ?
Hiệu giá kháng thể của vaccine Covid-19 sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, điều cần thiết là phải tiêm nhắc lại, đảm bảo rằng mẹ quý khách tiêm liều thứ 3 vaccine Covid-19 đúng thời hạn.
Là một bệnh nhân ghép thận, quý khách có nhiều nguy cơ phát triển bệnh nặng sau khi bị nhiễm virus nCoV. Khoảng 1/3 số bệnh nhân ghép thận với Covid-19 phải nhập viện. Nguy cơ tử vong do Covid-19 ở bệnh nhân ghép thận ước tính khoảng 15-20%. Hơn nữa, nhiễm Covid-19 đòi hỏi phải giảm bớt các loại thuốc ức chế miễn dịch, làm tăng nguy cơ đào thải thận được ghép.
Các nghiên cứu trên bệnh nhân cấy ghép đã chỉ ra rằng, liều vaccine thứ 4 làm tăng đáng kể lượng kháng thể chống lại virus và do đó tăng khả năng bảo vệ chống lại nhiễm trùng.
Theo kết quả thử nghiệm pha III PROVENT (cho dự phòng trước phơi nhiễm) có sự tham gia của 5.197 người, kháng thể đơn dòng (AZD7442) giúp giảm 77% nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng so với giả dược phân tích sơ bộ và 83% ở phân tích theo dõi sau 6 tháng.
Thử nghiệm riêng về điều trị ngoại trú TACKLE, pha III (n=903) đã chứng minh AZD7442 làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Covid-19 mức độ nhẹ - trung bình thành bệnh nặng hoặc tử vong (bất kể nguyên nhân nào) so với giả dược, cụ thể: giảm 50% nguy cơ tiến triển bệnh nặng hay tử vong ở bệnh nhân dùng AZD7442 trong vòng 7 ngày, giảm 67% nếu bệnh nhân sử dụng trong vòng 5 ngày và giảm 88% nguy cơ trên nếu bệnh nhân dùng trong 3 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng. Để chủ động dự phòng Covid-19, mẹ của quý khách hoàn toàn có thể tiêm thêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca nếu có điều kiện.
Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Tôi bị xơ gan, vàng da nặng, bác sĩ có chỉ định ghép gan và đã có gan tương thích là con trai. Tôi có 1 số câu hỏi như sau, mong bác sĩ giải đáp giúp:
- Tôi chưa tiêm vaccine Covid-19, nếu được tiêm kháng thể đơn dòng thì tôi nên tiêm trước hay sau phẫu thuật ghép gan?
- Sau phẫu thuật ...
Tất cả những loại vaccine được khuyên nên chích ngừa trước khi ghép tạng để cơ thể tạo ra kháng thể, sức đề kháng trước. Sau khi ghép, người bệnh sẽ phải dùng các thuốc ức chế miễn dịch khiến việc sản xuất ra các kháng thể cũng sẽ bị sụt giảm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự đáp ứng miễn dịch của những người ghép tạng thấp hơn so với những người bình thường. Do đó, trường hợp của quý khách, tôi khuyên nên chích ngừa tất cả những loại vaccine cần thiết mà chuyên viên ghép tạng khuyên làm. Ở đây, quý khách có hỏi về việc chích ngừa kháng thể đơn dòng của AstraZeneca, tôi khuyên quý khách nên chích trước khi ghép.
Kháng thể đơn dòng của AstraZeneca được đưa vào cơ thể như là một loại kháng thể thụ động. Do đó, cơ chế tác động của nó đối ngược lại với thuốc ức chế miễn dịch. Vì vậy, hai thứ này không ảnh hưởng gì với nhau. Về vấn đề truyền kháng thể từ người con sang người cha qua ghép tạng, tôi xin giải thích về cơ chế truyền kháng thể từ người sang người. Có 2 dạng, là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đáp ứng. Miễn dịch bẩm sinh được truyền từ mẹ qua rau thai đưa kháng thể cho con. Người mẹ cho con bú thì trong sữa mẹ cũng có thể cho con miễn dịch bẩm sinh. Miễn dịch bẩm sinh chỉ xảy ra ở thai kỳ và thời kỳ trẻ bú sữa mẹ. Miễn dịch đáp ứng hình thành sau khi cơ thể tiếp xúc với những kháng nguyên (vi khuẩn, virus) và tạo ra kháng thể.
Do đó, kháng thể ở người con không thể truyền qua tạng vì tạng chỉ có những tế bào thông thường mà không có những kháng thể lưu hành trong thể dịch, trong huyết tương. Nếu truyền huyết tương của người con đã có kháng thể, khả năng người cha sẽ nhận được 1 phần kháng thể của người con, nhưng trường hợp nhận kháng thể từ tạng ghép là không có.
Cảm ơn câu hỏi của quý khách!
Bố em đang có kết luận của bác sĩ chỉ định ghép tụy, vì giờ tình hình dịch nên bố em vẫn chưa xuống Hà Nội để ghép được và ông cũng chưa tiêm vaccine Covid-19. Mong bác sĩ giải đáp giúp em là nếu giờ em cho bố tiêm kháng thể đơn dòng trước khi ghép tụy thì có thể làm tăng nguy cơ ...
Ghép tụy nói riêng hay ghép tạng nói chung. Trước khi ghép, các bác sĩ sẽ tư vấn tiêm đầy đủ các loại vaccine cần thiết để cơ thể tạo ra kháng thể dễ dàng hơn. Khi ghép tạng, những loại thuốc ức chế miễn dịch sẽ làm giảm khả năng sản xuất ra kháng thể, do đó nếu người thân của quý khách được chỉ định ghép tụy thì nên tiêm kháng thể đơn dòng này sẽ cung cấp một lượng kháng thể nhất định cho cơ thể để phòng bệnh. Nếu tiêm ngừa vaccine, thì trong vòng 2-3 tuần cơ thể mới tạo ra được kháng thể; còn kháng thể đơn dòng của AstraZeneca thì chỉ trong vòng 6-8 giờ cơ thể đã có kháng thể chống lại Covid-19.
Mặt khác, cơ chế hoạt động của kháng thể đơn dòng trái ngược với cơ chế của thuốc ức chế miễn dịch, nên hai loại thuốc này không đối kháng với nhau. Sau khi tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca, tiến hành ghép tạng thì rất tốt cho trường hợp của người thân quý khách.
Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Con gái tôi năm nay 11 tuổi chưa được tiêm phòng vaccine Covid-19. Từ lúc sinh ra cháu mới được tiêm những mũi vaccine sau khi sinh như: vaccine lao lúc 1 tháng. Tới tháng thứ 2 cháu tiêm vaccine 5 trong 1 ở trạm y tế xã. Nhưng sau khi tiêm 1 tiếng cháu bị sốc phản vệ tím tái , khó thở, phải ...
Kháng thể đơn dòng dự phòng Covid-19 vừa được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Hệ thống BVĐK Tâm Anh chỉ định tiêm cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi và có cân nặng từ 40kg trở lên, nên trường hợp của bé không đủ điều kiện tiêm kháng thể đơn dòng. Tuy nhiên, Bộ Y tế đang dự kiến triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi, bạn có thể đăng ký tiêm cho bé tại các bệnh viện để bác sĩ theo dõi sau tiêm.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Người ghép tạng có nên tiêm kháng thể đơn dòng không thưa bác sĩ, sau ghép tạng bao lâu thì nên tiêm thuốc thưa bác sĩ?
Trong trường hợp người bệnh bị suy tạng nhưng vấn đề tổng trạng chung vẫn tốt thì chúng tôi nghĩ vẫn nên tiêm vaccine Covid-19. Nếu tiêm vaccine thì mình cần có thời gian chờ đợi để cơ thể sản sinh ra kháng thể hỗ trợ tốt. Còn nếu không, hiện tại trong gia đình đã có người hiến tạng và có chương trình sắp xếp các quy trình thì nên tiêm kháng thể đơn dòng của AstraZeneca. Sau khi tiêm kháng thể đơn dòng này khoảng 6-8h, cơ thể đã sản sinh đủ lượng kháng thể lưu thông trong cơ thể để phòng chống Covid-19.
Sau khi ghép tạng bao lâu thì có thể ghép tạng? Thì câu trả lời của tôi là 3 tháng, vì đây là khoảng thời gian cơ thể thích nghi với tạng mới, thứ 2 là cơ thể thích nghi với nồng độ thuốc ức chế miễn dịch và ổn định. Và sau 3 tháng, người ghép tạng có thể tiêm kháng thể đơn dòng như là phương pháp hỗ trợ để điều trị.
Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Tôi đang bị tiểu đường, huyết áp có uống thuốc hàng ngày, huyết áp hàng ngày đo bình thường, tôi đang dùng thuốc chữa tiểu đường do bác sĩ kê, như vậy tôi có được chích kháng thể đơn dòng không? Không biết thuốc này có bắt buộc phải chích ở bệnh viện không?
Bác bị tiểu đường, kèm theo tăng huyết áp, chỉ số đường huyết và huyết áp được kiểm soát tương đối tốt. Tuy nhiên bác thuộc nhóm có đáp ứng miễn dịch kém, sức đề kháng yếu, khi tiếp xúc với nCoV rất dễ lây và diễn biến nặng. Vì vậy việc tiêm có thể phù hợp với tình trạng của bác. Bất cứ loại thuốc nào khi tiêm đều có những tác dụng phụ nhất định, bác nên tiêm ở bệnh viện để theo dõi trong vòng 1 tiếng đầu sau tiêm, nếu không có gì đặc biệt thì có thể ra về được.
Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Tôi nghe nói người bị tiểu đường sẽ dễ lâm bệnh nặng nếu mắc Covid-19. Tôi bị tiểu đường phải uống thuốc thường xuyên, kèm theo bệnh viêm khớp, đã tiêm đủ 3 mũi Covid-19. Vậy tôi có nên tiêm thêm kháng thể đơn dòng để tăng cường khả năng phòng bệnh?
Bác thuộc nhóm bệnh tiểu đường có sức đề kháng còn yếu, đáp ứng miễn dịch kém, khi mắc Covid-19 khả năng chống đỡ kém hơn so với người khỏe mạnh, do đó thường diễn tiến nguy hiểm. Bên cạnh đó bác còn bị bệnh khớp, có thể phải dùng thuốc corticoid điều trị nên càng ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể sau khi tiêm vaccine Covid-19. Vì vậy nếu bác đã tiêm vaccine tối thiểu 2 tuần trở lên thì có thể xem xét tiêm để tăng cường miễn dịch phòng Covid-19.
Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Em bị tiểu đường tuýp 2 đang uống thuốc thì có tiêm được loại kháng thể đơn dòng không ạ? Em đã tiêm 2 mũi vaccine và cũng bị Covid-19 hai lần. Vậy làm thể nào để biết em không đáp ứng với vaccine và có thể tiêm kháng thể đơn dòng?
Tiểu đường là nhóm có đáp ứng miễn dịch kém khi tiêm vaccine Covid-19, khi mắc Covid-19 nguy cơ bệnh chuyển nặng cao. Bạn đã tiêm vaccine 2 mũi và đã bị Covid-19 hai lần, tuy nhiên hiện tại FDA chưa khuyến cáo sử dụng cho người đã nhiễm Covid-19. Do đó ở thời điểm hiện tại, bạn chưa tiêm được.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Mẹ em bị ung thư giáp, chỉ định mổ cắt 1 phần tuyến giáp nhưng chưa phẫu thuật, mẹ em có thể tiêm thuốc này không? Nên tiêm trước hay sau khi điều trị bệnh?
Ung thư là một trong những nhóm có sức đề kháng kém, có nguy cơ mắc Covid-19 mức độ nặng nên cũng có thể xem xét tiêm. Việc tiêm trước hay sau phẫu thuật tùy điều kiện nào thuận lợi thì có thể tiến hành. Bệnh ung thư nếu không cần mổ cấp cứu thì có thể trì hoãn, tiến hành tiêm xong rồi phẫu thuật, hoặc phẫu thuật xong rồi tiêm cũng không có vấn đề gì.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Tôi năm nay 68 tuổi, bị basedow đã uống thuốc 10 năm nay, tôi chưa mắc Covid-19 nhưng cũng khó đánh giá được là bản thân có tiếp xúc hay phơi nhiễm với Covid-19 chưa. Xin bác sĩ tư vấn giúp là tôi có đủ điều kiện tiêm kháng thể đơn dòng không, trước tiêm thì có cần chuẩn bị xét nghiệm sàng lọc không?
Người mắc Basedow nếu nhiễm Covid-19 thì thường có tình trạng Basedow nặng thêm. Bác đã 68 tuổi thì khả năng đáp ứng miễn dịch thường không tốt, do đó khả năng nhiễm bệnh cũng cao. Vì vậy bác có thể là đối tượng phù hợp để tiêm. Tuy nhiên Basedow ảnh hưởng đến bệnh lý về tim mạch, nên trước khi tiêm bác cần đi đánh giá lại bệnh Basedow của mình, lúc đó bác sĩ sẽ có lời khuyên phù hợp với thực tế tình trạng bệnh của bác.
Cảm ơn câu hỏi của bác, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Bác sĩ cho em hỏi, kháng thể đơn dòng áp dụng cho đối tượng nào ạ? Ba mẹ em năm nay trên 60, không biết có được tiêm kháng thể đơn dòng này không? Và địa điểm mình tiêm ở đâu, chi phí là bao nhiêu ạ?
Em cám ơn bác sĩ.
Một liều thuốc kháng thể đơn dòng được chỉ định để dự phòng mắc bệnh Covid-19 trong thời gian ít nhất 6 tháng (với các dữ liệu hiện có) cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi có cân nặng từ 40kg trở lên với điều kiện các đối tượng này không đang nhiễm nCoV và không có tiếp xúc với người nhiễm nCoV được xác định và phải thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có suy giảm miễn dịch mức độ vừa đến nặng do một tình trạng bệnh lý hoặc sử dụng các thuốc hoặc phác đồ điều trị ức chế miễn dịch và có khả năng không tạo được đáp ứng miễn dịch thỏa đáng đối với vaccine Covid-19.
- Không thể tiêm bất kỳ loại vaccine Covid-19 nào hiện có vì có tiền sử xảy ra tác dụng ngoại ý nghiêm trọng (ví dụ như dị ứng nặng) với bất kỳ thành phần nào của vaccine Covid-19. Nếu ba bạn đủ điều kiện trên 60 tuổi,có bệnh suy giảm miễn dịch hoặc không thể tiêm vaccine thì có thể đăng ký tiêm ngừa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh gồm Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội tại 108 Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, TP Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, tại số 2B Phổ Quang,phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Chi phí tiêm thuốc là 19,7 triệu đồng, có tác dụng bảo vệ người bệnh ít nhất 6 tháng.
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho BVĐK Tâm Anh!
Bác sĩ cho biết tiêm thuốc này ở đâu, tiêm mấy mũi? Tại ví trí nào? Cách tiêm ra sao?
Bạn thuộc nhóm đươc chỉ định, tức là nhóm suy giảm miễn dịch và hoàn toàn không chống chỉ định đối với bộ đôi kháng thể đơn dòng này, hiện chỉ có chống chỉ định duy nhất là tình trạng dị ứng. Điều kiện để tiêm phải là trẻ em và người lớn từ 12 tuổi trở lên, cân nặng từ 40kg và thuộc nhóm đối tượng suy giảm miễn dịch như đã nêu ở trên, hoặc đối tượng dị ứng không thể tiêm vaccine.
Bộ đôi kháng thể gồm 2 lọ, mỗi lọ chứa 150mg (gồm tixagevimab 150mg và cilgavimab 150mg ). Hai lọ thuốc này được tiêm tuần tự, riêng biệt và tiêm bắp, tốt nhất là tiêm mông. Hiện tại thuốc được cấp phép sử dụng tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Hà Nội và TP HCM). Nếu bạn có nhu cầu và nằm trong đối tượng được chỉ định tiêm xin vui lòng đến Hệ thống của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được phục vụ.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Kháng thể đơn dòng có thể dự phòng trước phơi nhiễm Covid-19 cho đối tượng nào?
Như chúng ta biết, kháng thể đơn dòng có rất nhiều loại, nhưng kháng thể đơn dòng của AstraZeneca với cái tên bộ đôi kháng thể tixagevimab và cilgavimab được chỉ định cho các đối tượng có tình trạng suy giảm miễn dịch.
Nhóm đối tượng thứ nhất là những người đang bị u ác tính; bị bệnh về máu ác tính; mắc các bệnh lý về ung thư phải dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, các thuốc độc tế bào hay những đối tượng bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch không thể tạo ra được kháng thể; những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch mắc phải như bệnh nhân nhiễm HIV không được điều trị hoặc điều trị nhưng không được đáp ứng đầy đủ. Những trường hợp như bệnh lý tự miễn khác xếp vào nhóm suy giảm miễn dịch, khi cơ thể không thể sinh ra được đầy đủ các kháng thể. Trong một số trường hợp bệnh nhân không dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, ví dụ dùng corticosteroid với liều cao kéo dài (trên 20mg, thời gian dùng trên 2 tuần) thì cũng có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Nhóm đối tượng thứ hai được chỉ định là những người vì một lý do nào đó mà bị dị ứng với các loại vaccine ngừa Covid-19 thì có thể dùng được bộ đôi kháng thể dự phòng, hoặc người có thể tiêm vaccine nhưng không tạo ra đáp ứng miễn dịch đầy đủ thì cũng được chỉ định sử dụng bộ đôi kháng thể đơn dòng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)
Thuốc này có chống được biến thể Omicron không?
Những dữ liệu hiện nay cho thấy, bộ đôi kháng thể đơn dòng có thể chống lại hầu hết biến thể từ: Alpha, Beta, Gamma, Epsilon, Eta, Iota, Kappa, hoặc thậm chí là cả Omicron. Tuy nhiên, những dữ liệu mới nhất cho thấy phải theo dõi và ghi nhận thêm, vì cho đến nay biến thể của Omicron có nhiều các biến thể phụ nhưng những biến thể này cho thấy vẫn còn đáp ứng tốt với những kháng thể đơn dòng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)