VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Thứ tư, 19/2/2025

Mẹ tôi bị u vú, đang tiến hành hóa trị, sức khỏe sức đề kháng suy giảm. Vậy có tiêm được kháng thể đơn dòng không thưa bác sĩ?

Lê Thanh Mỹ, 36 tuổi, Ba Đình, Hà Nội

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Câu hỏi của bạn cũng là nỗi lo lắng của nhiều người bệnh ung thư. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trên thế giới có khoảng 2% đối tượng không được hưởng lợi ích từ việc tiêm vaccine, đó là những người có chống chỉ định không được tiêm vaccine Covid-19 do quá mẫn với các thành phần của thuốc. Thứ hai là những người suy giảm hệ miễn dịch, những người có tiêm vaccine nhưng hiệu quả của vaccine không đủ để bảo vệ cơ thể tránh khỏi tình trạng mắc bệnh cũng như tình trạng bệnh nặng khi nhiễm Covid-19.

Trường hợp của bạn đang điều trị ung thư vú bằng hóa trị cũng thuộc đối tượng suy giảm miễn dịch. Chúng ta đều biết rằng, khi điều trị hóa trị sẽ độc đối với các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là với tủy, xương, đặc biệt là hệ miễn dịch cơ thể. Vì vậy hệ miễn dịch suy giảm, do vậy khi mắc bệnh, bệnh sẽ ở mức độ nặng hơn so với những người bình thường. Chính vì vậy, với trường hợp của Quý khách, chúng tôi khuyến cáo rằng:

- Thứ nhất bạn nên tiêm phòng vaccine Covid-19 3 mũi (bảo gồm mũi tăng cường).

- Thứ hai nếu có điều kiện, bạn có thể dùng thêm kháng thể đơn dòng. Tại BVĐK Tâm Anh chúng tôi là nơi đăng ký và cung cấp kháng thể đơn dòng này giúp cho cơ thể được bảo vệ một cách tốt hơn. Theo nghiên cứu khi tiêm thêm kháng thể đơn dòng này thì hiệu quả lên tới 83% trong ít nhất 6 tháng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Bố tôi mới được chẩn đoán ung thư gan, giai đoạn 2 chưa tiếp nhận điều trị. Tôi nghe nói là kháng nguyên mới có thể tiêm cho người bị ung thư, như bố tôi thì nên tiêm trước hay sau khi điều trị ung thư?

Phạm Quốc Lâm, 31 tuổi, Hà Nội

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Hiện tại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, bất cứ ai cũng có thể bị mắc Covid-19 ngay nếu không có các biện pháp phòng ngừa, đặc biệt người bệnh ung thư thường có thể trạng yếu hơn, suy giảm hệ thống miễn dịch. Do vậy, việc phòng bệnh Covid-19 mang tính chất cấp tính hơn so với việc điều trị ung thư vì Covid-19 có thể mắc ngay, bất cứ lúc nào còn việc điều trị bệnh ung thư cần cả một quá trình.

Vì vậy, với trường hợp của bạn nếu như có điều kiện nên tiêm kháng thể đơn dòng. Bên cạnh đó cũng cần tiêm đầy đủ 3 mũi vaccine phòng Covid-19 (bao gồm mũi tăng cường). Người bệnh có thể tới BVĐK Tâm Anh để tiến hành tiêm kháng thể đơn dòng, sau khi tiêm xong người bệnh có thể tiếp tục tiến hành điều trị ung thư gan theo phác đồ đã được chỉ định trước.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Bệnh máu trắng có phải ung thư máu không thưa bác sĩ, người bị máu trắng có thể tiêm kháng thể đơn dòng không ạ?

Nguyễn Văn Khanh, 37 tuổi, Nam Định

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội



Bệnh máu trắng là tên gọi theo cách dân gian, thực chất đây là bệnh ung thư bạch cầu (lơ xê mi), đó cũng là một dạng ung thư và ung thư này có đặc điểm là phát triển ở hệ thống tủy xương, hệ thống sinh các tế bào máu. Do đó khiến cho hệ miễn dịch của người bệnh thường bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Khi hệ thống miễn dịch bị suy giảm nghiêm trọng như vậy rất dễ bị các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng... tấn công vào cơ thể. Đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 hoành hành như vậy, nếu người bệnh ung thư bạch cầu không may nhiễm nCoV thì tình trạng bệnh rất dễ bị nặng và gây nguy hiểm. Vì vậy người bị bệnh ung thư bạch cầu nên tiêm đầy đủ vaccine phòng Covid-19, bởi khi tiêm đầy đủ vaccine cơ thể vẫn sẽ sản sinh ra một phần kháng thể. Thứ hai là nếu có điều kiện nên tiêm kháng thể đơn dòng để có hiệu quả sớm và hiệu quả kéo dài.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Vì đợt tiêm Covid-19 ở địa phương tôi vẫn trong quá trình hóa trị nên không tiêm được. Giờ tôi đã hoàn thành phác đồ hóa trị cách đây 2 tuần thì đã có thể tiêm kháng thể đơn dòng được chưa? Liệu có sợ tác dụng phụ như tiêm vaccine không?

Võ Nguyễn Minh Thùy, 43 tuổi, Yên Bái

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội



Bạn điều trị hóa chất cách đây 2 tuần vì vậy hiện tại hệ miễn dịch của vẫn còn ở mức độ yếu, suy giảm. Chúng ta đều biết rằng khi hóa chất tấn công vào tế bào miễn dịch, các tế bào máu của cơ thể, quá trình này có thể kéo dài tới vài tháng mới đủ thời gian cho cơ thể hồi phục được về sức khỏe bình thường. Vì vậy, trong bối cảnh dịch Covid-19 đang rất căng thẳng như thế này, bạn có nguy cơ nhiễm Covid-19 bất cứ lúc nào, và khi nhiễm Covid-19 đối với những người bị suy giảm bình thường bệnh ở mức độ nặng hơn so với người khác. Do vậy, nếu có điều kiện bạn nên tiêm kháng thể đơn dòng để có được hiệu quả sớm và kéo dài. Sau đó, bạn nên tiêm vaccine Covid-19 bổ sung, bởi vaccine Covid-19 vẫn là phương tiện chính, có hiệu quả trong việc phòng chống đại dịch.

Về tính an toàn, qua các nghiên cứu cho thấy có tính an toàn cao, có độ dung nạp tốt và các tác dụng phụ là rất hiếm gặp, nếu có gặp thì mức độ thường nhẹ. Cân nhắc về lợi ích và nguy cơ thì các chuyên gia cho thấy rằng, trong nhóm đối tượng không tiêm vaccine hoặc tiêm vaccine nhưng không hiệu quả (bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân ung thư đang điều trị) thì các chuyên gia đánh giá lợi ích của việc tiêm đối với người bệnh ung thư là cao hơn nhiều lần so với việc không tiêm.

Khi tiêm kháng thể đơn dòng, người bệnh sẽ được khám sàng lọc, đánh giá chi tiết theo quy trình chặt chẽ sẽ giúp kiểm soát tốt các sự cố có thể xảy ra. Trường hợp của bạn nên tiêm kháng thể và tiêm cả vaccine để dự phòng Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Cháu nghe thông tin là kháng thể đơn dòng không tiêm được cho người có hệ miễn dịch suy giảm như ung thư tạng đặc. Như mẹ cháu bị ung thư dạ dày thì có phải là ung thư tạng đặc không ạ? Mẹ cháu có thể tiêm được không ạ?

Lữ Thanh Huyền, 28 tuổi, Lào Cai

TS.BS Vũ Hữu Khiêm

Trưởng khoa Ung bướu, BVĐK Tâm Anh Hà Nội



Dạ dày là tạng rỗng nhưng ung thư dạ dày vẫn xếp vào solid tumor hay ung thư tạng đặc. Hơn nữa, người ung thư bất kể tạng đặc hay không tạng đặc, thường có hệ miễn dịch suy giảm, nếu có điều kiện đều có thể tiêm kháng thể đơn dòng. Trường hợp của mẹ bạn hoàn toàn có thể tiêm được để đạt miễn dịch nhanh và kéo dài chống Covid-19.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Chồng em bị hen suyễn, có sử dụng thuốc hít để dự phòng cơn hen từ nhỏ, chưa được tiêm vaccine. Nhà em có tiêm được thuốc kháng thể đơn dòng không thưa bác sĩ?

Đặng Hiền Minh, 35 tuổi, Bắc Giang

PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh

Trưởng khoa Nội Hô hấp, BVĐKTA Hà Nội

Chào quý khách,

Chồng quý khách có hen suyễn từ nhỏ, vẫn đang điều trị hen. Bản thân hen là bệnh mạn tính và trong phác đồ điều trị luôn có thuốc corticoid dạng hít, trong một số trường hợp có thể gây suy giảm miễn dịch. Nhưng đại bộ phận người bệnh khi điều trị đúng cách và ngoài cơn hen vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19. Trong trường hợp chồng quý khách có dị ứng nặng nề với thành phần của vaccine, không thể tiêm được vaccine Covid-19 thì kháng thể đơn dòng là lựa chọn phù hợp cho chồng quý khách.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Nhà em có chồng em đã tiêm vaccine và là F0 khỏi hơn 1 tuần nay, hai con em có tiếp xúc với bố được tính là F1, cũng có biểu hiện ho, đau họng nhưng test nhanh thì chỉ lên 1 vạch, 3 ngày liên tiếp đều test và âm tính. Trường hợp này thì bé nhà em 13 tuổi có thể tiêm kháng ...

Lê Ánh Nguyệt, 40 tuổi, Hưng Yên

PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh

Trưởng khoa Nội Hô hấp, BVĐKTA Hà Nội


Chào quý khách,

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, kháng thể đơn dòng khuyến cáo trì hoãn sử dụng với người đang là F0 hoặc đang tiếp xúc trực tiếp với F0. Chồng và con của quý khách dù đã test nhanh âm tính nhưng chưa test PCR thì chưa thể khẳng định hoàn toàn là đã âm tính với nCoV. Tôi nghĩ trường hợp chồng quý khách nên trì hoãn tiêm, chờ đợi thêm một thời gian nữa sau đó sẽ xem xét có cần thiết tiêm hay không. Còn con của quý khách trước hết nên tiêm chủng vaccine Covid-19 theo chương trình của Bộ Y tế.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Bố chồng em bị lao phổi, bác sĩ có giải thích là bệnh này mãn tính nhưng sau điều trị và xét nghiệm đờm thì đã đươc kết luận là không lây bệnh cho người khác được nữa. Nhưng bố em vẫn đang phải điều trị thuốc, ông năm này 64 rồi thì có thể tiêm kháng thể đơn dòng không?

Phạm Minh Hiền, 32 tuổi, Thái Bình

PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh

Trưởng khoa Nội Hô hấp, BVĐKTA Hà Nội

Chào quý khách,

Bố của quý khách hoàn toàn có thể tiêm được vaccine, tuy nhiên bệnh lao phổi là bệnh truyền nhiễm với tình trạng viêm kéo dài ở phổi, phải điều trị trong thời gian rất dài, đây cũng là yếu tố gây cản trở với người bệnh trong vấn đề tiêm vaccine hoặc sử dụng các thuốc khác. Nếu người bệnh lao phổi đã qua khỏi giai đoạn còn vi khuẩn lao trong đờm thì có thể tiêm vaccine như bình thường, trường hợp có các yếu tố khác như dị ứng với vaccine Covid-19, không tiêm được vaccine hoặc tiêm nhưng không đáp ứng đầy đủ thì cũng có thể sử dụng kháng thể đơn dòng được.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Tôi bị tràn dịch màng phổi do lao phổi mới từ tháng 10/2021, hiện đã chữa khỏi. Xin bác sĩ cho biết, tôi có thể tiêm thuốc này được không?

Từ Quốc Minh, 35 tuổi, Hậu Lộc, Thanh Hóa

PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh

Trưởng khoa Nội Hô hấp, BVĐKTA Hà Nội



Quý khách bị tràn dịch màng phổi do lao và đã điều trị khỏi, nếu quý khách chưa tiêm vaccine Covid-19 mà không có tiền sử dị ứng với vaccine, không có phản ứng phản vệ hoặc sốc phản vệ với vaccine hoặc các dị ứng khác thì có thể tiêm vaccine Covid-19 theo lịch trình. Nếu quý khách có điều kiện, thì tiêm kháng thể đơn dòng có thể là một lựa chọn tốt cho quý khách.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

kháng thể đơn dòng
 
 

Mẹ em chưa được tiêm vaccine vì 2 lần đi sàng lọc đều nói không đủ tiêu chuẩn, mà mẹ em lại mới bị viêm phế quản cấp. Bác sĩ nói là bệnh này lành tính thôi nhưng em vẫn lo vì mẹ tuổi cao, 80 tuổi. Giờ em muốn cho mẹ tiêm dự phòng Covid-19 thì có cần phải chụp chiếu gì để kiểm ...

Đặng Thúc Quyên, 48 tuổi, Hải Dương

PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh

Trưởng khoa Nội Hô hấp, BVĐKTA Hà Nội

Mẹ quý khách có thể là một trong những người phù hợp để tiêm. Trước khi tiêm, người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám, tư vấn chi tiết, nếu cần có thể chụp X-quang phổi để kiểm tra xem có tổn thương cấp tính ở phổi hay không. Nếu có tổn thương thì cần trì hoãn việc tiêm, điều trị cho hết tổn thương này rồi mới có thể tiêm. Trong trường hợp chỉ là viêm phế quản cấp đơn thuần và đã hết triệu chứng thì hoàn toàn có thể tiêm được. Tại hệ thống BVĐK Tâm Anh, trước khi có chỉ định tiêm, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ sẽ thăm khám, sàng lọc cho người bệnh để đảm bảo tiêm đúng chỉ định và an toàn.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Con em mới được 3 tuổi, chưa đủ điều kiện tiêm vaccine, đã từng có tiền sử viêm phổi lúc 4 tháng tuổi. Em thấy thuốc này chỉ tiêm cho em bé trên 12 tuổi trong khi tầm tuổi ấy đã có thể tiêm vaccine rồi. Thuốc này được biết là rất an toàn nhưng tại sao lại không được ưu tiêm tiêm cho trẻ ...

Hà Vi, 29 tuổi, Tuyên Quang

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào quý khách,

Với nghiên cứu đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt về sử dụng kháng thể đơn dòng, thì các nhà khoa học mới chỉ mới nghiên cứu trên nhóm đối tượng là người lớn, chưa tiến hành nghiên cứu trên nhóm đối tượng trẻ em. Chính vì vậy, FDA cũng như Bộ Y tế Việt Nam chỉ phê duyệt sử dụng thuốc cho người từ 12 tuổi trở lên.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, quý khách có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Xin hỏi bác sĩ, kháng thể đơn dòng có tốt cho người bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như tôi không ạ? Nếu tiêm thuốc này rồi thì có cần tiêm vaccine Covid-19 nữa không ạ?

Mai Vân, 43 tuổi, Hà Nội

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào quý khách, kháng thể đơn dòng có tác dụng bảo vệ cho người bị phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng như các đối tượng khác theo nhóm chỉ định đối tượng của thuốc. Tuy nhiên không phải mọi bệnh nhân COPD đều có chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng. Đầu tiên cần xem bác có thuộc nhóm được FDA và Bộ Y tế chỉ định tiêm hay không? Nhóm đối tượng đó bao gồm:

- Người lớn trên 12 tuổi không đang bị nhiễm Covid-19, cũng không tiếp xúc với người đang nhiễm Covid-19 trong thời gian gần đây.

- Người gặp tình trạng suy giảm miễn dịch, hoặc bản thân bị các hội chứng rối loạn suy giảm miễn dịch, hoặc do dùng các loại thuốc như: người bị ung thư tạng đặc đang dùng các hóa chất điều trị ung thư, hoặc là những người ghép tạng phải dùng các thuốc chống thải ghép,... là những thuốc ức chế miễn dịch, làm cho vaccine không có đáp ứng tốt,...

- Người bị một số bệnh lý tự miễn khác phải dùng một số thuốc ức chế miễn dịch làm cho vaccine không đạt hiệu quả tốt nhất.

- Người ang điều trị corticosteroid liều cao (≥20mg prednisone/ngày hoặc tương đương dùng ≥2 tuần), chất alkyl hóa, chất chống chuyển hóa, thuốc ức chế miễn dịch liên quan đến cấy ghép tạng, thuốc hóa trị liệu ung thư thuộc loại là ức chế miễn dịch nặng, thuốc chẹn TNF và các tác nhân sinh học khác ức chế miễn dịch hay điều hòa miễn dịch (ví dụ các thuốc làm suy giảm tế bào B).

- Người có những phản ứng/ dị ứng nghiêm trọng với vaccine, hoặc thành phần có trong vaccine nên chống chỉ định tiêm vaccine,... thì sẽ được chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng.

Việc tiêm kháng thể đơn dòng rồi là rất tốt, nhưng nếu không thuộc nhóm chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 ví dụ phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vaccine, hoặc dị ứng với thành phần của vaccine thì vẫn cần tiêm vaccine phòng Covid-19 và không cần khoảng cách giữa thời điểm tiêm kháng thể đơn dòng và thời điểm tiêm vaccine.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Bố cháu hút thuốc lá lâu năm, trên phim chụp X-quang có tổn thương phổi và chưa tiêm vaccine Covid-19. Bố cháu đã tiêm phế cầu và hàng năm đều tiêm cúm, nếu giờ tiêm thêm kháng thể đơn dòng thì có nên tiêm các mũi cúm hàng năm không và các mũi tiêm nên tiêm cách nhau bao lâu để đảm bảo an toàn ...

Thiên Hương, 24 tuổi, Hà Nội

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Đầu tiên cần xem tình trạng của bố cháu có thuộc nhóm được chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng hay không? Trong giai đoạn hiện nay theo xét duyệt của Bộ Y tế phải thỏa mãn điều kiện: Người trên 12 tuổi, hiện không nhiễm virus nCoV. Hiện không đang phơi nhiễm với người nhiễm nCoV, và một trong các tiêu chuẩn dưới đây:

- Đang điều trị ung thư tạng đặc hay các bệnh lý máu ác tính.

- Điều trị chống thải ghép sau ghép tạng.

- Điều trị với chimeric antigen receptor (CAR)-T-cell hay ghép tế bào gốc tạo máu trong vòng 2 năm gầy đây hay đang điều trị liệu pháp ức chế miễn dịch.

- Suy giảm miễn dịch nguyên phát trung bình hoặc nặng (hội chứng DiGeorge, hội chứng Wiskott-Aldrich...) Nhiễm HIV tiến triển (số lượng tế bào CD4<200/mm3, tiền sử bệnh xác định AIDS không phục hồi miễn dịch hoặc mắc HIV biểu hiện lâm sàng).

- Đang điều trị corticosteroid liều cao (≥20mg prednisone/ngày hoặc tương đương dùng ≥2 tuần), chất alkyl hóa, chất chống chuyển hóa, thuốc ức chế miễn dịch liên quan đến cấy ghép tạng, thuốc hóa trị liệu ung thư thuộc loại là ức chế miễn dịch nặng, thuốc chẹn TNF và các tác nhân sinh học khác ức chế miễn dịch hay điều hòa miễn dịch (ví dụ các thuốc làm suy giảm tế bào B).

Chống chỉ định với vaccine Covid-19 do có tiền sử phản ứng nghiêm trọng sau tiêm (ví dụ phản ứng dị ứng nặng) với vaccine Covid-19 hoặc thành phần của vaacine.

Nếu bố cháu có chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng, việc tiêm vaccine cúm không ảnh hưởng tới thuốc, vẫn cần được tiêm hàng năm như bình thường để phòng bệnh cúm mùa. Vaccine cúm có thể tiêm cùng ngày với kháng thể đơn dòng hoặc bất cứ thời điểm nào.

Cảm ơn câu hỏi của cháu, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Chào bác sĩ, tôi thấy có thông tin là thuốc tiêm kháng thể đơn dòng này không dành cho đối tượng bị phơi nhiễm Covid-19. Tôi chưa hiểu về khái niệm này, nhờ bác sĩ giải thích giúp. Đợt vừa qua Hà Nội có nhiều ca bệnh, cả nhà tôi là F0 nhưng tôi vẫn là F1 thì như trường hợp của tôi có tính ...

Việt Trinh, 30 tuổi, Hà Nội

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào quý khách,

Bác là một thành viên gia đình mà cả nhà đều là F0 thì bác được coi là người có tiếp xúc với người nhiễm nCoV. Theo quy định, người tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm nCoV trong vòng 10 ngày trước khi tiêm sẽ được hoãn tiêm trong ít nhất 10 ngày sau lần tiếp xúc trực tiếp cuối cùng với người F0. Sau 10 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng với người bị F0, mà bác không có bất kỳ triệu chứng gì nghi ngờ mắc Covid-19 thì sẽ được xem xét tiêm kháng thể đơn dòng. Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Chú tôi 54 tuổi bị nhiễm virus HIV 5 năm rồi và đang uống thuốc điều tri, sức khỏe chú bình thường, thỉnh thoảng có hay đau bao tử và huyết áp thấp. Xin hỏi bác sĩ chú tôi có thể chích thuốc này không?

Nguyễn Minh Hằng, 33 tuổi, Vĩnh Phúc

GS.TS.BS Ngô Quý Châu

Giám đốc chuyên môn BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Trường hợp người nhiễm HIV có số lượng CD4<200/mm3, có tiền sử biểu hiện bệnh AIDS hoặc có triệu chứng lâm sàng nhiễm HIV có chỉ định dùng kháng thể đơn dòng. Trường hợp người có tiền sử đau bao tử, huyết áp thấp không phải là đối tượng chống chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng. Tuy nhiên khi bạn khám sàng lọc trước tiêm kháng thể đơn dòng, bạn cần báo với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn các bệnh tiền sử này, từ đó bác sĩ sẽ có lời khuyên để bạn có sự chuẩn bị tốt trước tiêm.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Mẹ em năm nay 56 tuổi, bị hở van tim 3 lá 3/4 và van 2 lá 2/4, có tình trạng cao huyết áp, hiện giờ đang uống thuốc huyết áp. Vậy xin hỏi mẹ em có thể tiêm ngừa thuốc này không? Nếu được tiêm thì có cần chú ý gì sau khi tiêm không? Xin cảm ơn bác sĩ!

Lương Bắc Hà, 30 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào quý khách,

Những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường và những người lớn tuổi là những người rất dễ bị tổn thương khi mắc Covid-19, dễ có nguy cơ bệnh nặng và tử vong. Vì vậy chúng ta cần tiêm vaccine để có kháng thể chống lại bệnh. Tuy nhiên, các trường hợp tiêm vaccine mà không đủ kháng thể hoặc trong các trường hợp không thể tiêm được vaccine thì như trường hợp của người thân quý khách hoàn toàn tiêm được kháng thể đơn dòng. Lưu ý rằng, khi tiêm thuốc này thì các loại thuốc hỗ trợ tim mạch vẫn phải dùng đầy đủ, không được nghỉ thuốc. Sau khi tiêm phải theo dõi theo đúng hướng dẫn của cơ sở tiêm thuốc.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, quý khách có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Mẹ em năm nay 72 tuổi, bị bệnh mạch vành, tai biến máu não nên chưa được tiêm vaccine. Hiện bệnh đang lây lan nhiều nhà em muốn tiêm ngay thuốc kháng thể đơn dòng cho mẹ em có được không?

Thụy Khuê, 39 tuổi, Phú Thọ

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Hiện nay nCoV đang lan rộng với tốc độ nhanh ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là Hà Nội và TP HCM. Hàng ngày có nhiều ca mắc bệnh Covid-19. Mẹ bạn chưa được tiêm vaccine và có bệnh lý về tim mạch, nếu chẳng may bị nhiễm thì nguy cơ bệnh nặng rất cao. Vì vậy trong trường hợp này, gia đình hoàn toàn đưa mẹ đi tiêm thuốc kháng thể đơn dòng để nhanh chóng có ngay kháng thể để chống lại Covid-19. Chúng ta cũng biết rằng khi tiêm vaccine, cơ thể cũng cần có một thời gian để sản sinh kháng thể. Ngược lại, tiêm thuốc này trong vòng vài giờ, cơ thể đã có đủ nồng độ kháng thể trong cơ thể để chống lại bệnh, ngăn ngừa được việc mắc bệnh. Nếu chẳng may mắc bệnh cũng sẽ ngăn ngừa được tiến triển nặng của bệnh.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!)

Tôi huyết áp cao, khi tầm soát được hoãn tiêm ngừa vậy tôi có thể được tiêm kháng thể đơn dòng không?

Lê Văn Phú, 54 tuổi, Hà Nội

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào bạn,

Hiện bạn ở trong tình trạng cho đến nay vẫn chưa được tiêm mũi vaccine Covid-19 nào cả. Trong trường hợp của bạn nếu chẳng may phơi nhiễm với nCoV thì có nguy cơ trở nặng, thậm chí trở nặng rất là cao.

Trong hoàn cảnh hiện nay, bạn có thể tiêm ngay được một mũi kháng thể đơn dòng để nhanh chóng cung cấp kháng thể chống lại virus. Chúng tôi cũng lưu ý, việc tiêm loại thuốc này hoàn toàn không thay thế được việc tiêm vaccine Covid-19. Nếu bạn vẫn có đủ điều kiện tiêm vaccine Covid-19 thì sau này bạn vẫn có thể tiêm vaccine để chúng ta có nhiều vũ khí chống lại bệnh tật.

Bạn lưu ý thêm rằng, trong ngày đi tiêm kháng thể đơn dòng vẫn cần uống đầy đủ thuốc để đảm bảo huyết áp không tăng cao. Bạn cũng nên theo dõi triệu chứng của bệnh cũng như theo dõi việc sau tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của cơ quan tiêm phòng.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Tôi bị huyết áp cao (140/90), xơ vữa động mạch cảnh 2 bên (33%), thi thoảng bị tiền đình. Vậy tôi có thể tiêm mũi kháng thể đơn dòng được không? Nếu được cần lưu ý những vấn đề gì?

Nguyễn Bình An, 60 tuổi, Phú Thọ

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Việc mắc các bệnh lý tim mạch không phải là bệnh lý thuộc nhóm chống chỉ định tiêm kháng thể đơn dòng. Cũng tương tự như trước đây, khi bị các bệnh về tim mạch, hoặc bệnh mạch vành thì càng cần tiêm vaccine Covid-19. Như vậy trong trường hợp này, bạn mong muốn được tiêm kháng thể đơn dòng thì hoàn toàn có thể được. Tuy nhiên, vẫn phải xem bạn có trong điều kiện được cấp phép của Bộ Y tế để cho chúng ta tiêm loại này hay không? Ví dụ những người không thể tiêm được vaccine Covid-19 hoặc những người suy giảm hệ miễn dịch từ mức độ nhẹ đến nặng. Nếu bạn muốn tiêm kháng thể đơn dòng cũng cần đảm bảo các điều kiện được tiêm chủng để bệnh viện ghi nhận và có thể tiêm được cho bạn.

Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!

Mẹ em đang phải đeo máy điều chỉnh nhịp tim thì có thể tiêm được kháng thể đơn dòng không ạ, liệu có tác dụng phụ gì sau khi tiêm không thưa bác sĩ?

Lã Minh Hiếu, 27 tuổi, Tuyên Quang

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến

Trưởng khoa Tim mạch BVĐK Tâm Anh Hà Nội

Chào quý khách,

Việc quý khách đeo máy điều chỉnh nhịp tim không ảnh hưởng gì đến việc tiêm kháng thể đơn dòng vì việc tiêm chỉ đơn thuần là đưa kháng thể vào cơ thể. Vì vậy, nếu người thân của quý khách trong trường hợp chỉ định được Bộ Y tế cấp phép thì hoàn toàn có thể tiêm thuốc này.

Đối với việc sau khi tiêm kháng thể đơn dòng có biến chứng về tim mạch hay không, thì qua kết quả thử nghiệm trên thế giới cho thấy rằng: việc tiêm kháng thể đơn dòng chưa có tác dụng phụ gì đối với cơ tim đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, sau khi tiêm quý khách nên tuân thủ theo dõi phản ứng sau tiêm theo đúng hướng dẫn của bệnh viện triển khai tiêm. Nếu có bất kỳ triệu chứng hay dấu hiệu bất thường gì, quý khách cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng ở bộ phận tiêm phòng để kịp thời khám và có biện pháp giải quyết sớm.

Cảm ơn câu hỏi của quý khách, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, quý khách có thể gọi đến hotline của Hệ thống BVĐK Tâm Anh (Hà Nội: 18006858; TP HCM: 028 7102 6789 hoặc inbox cho fanpage benhvientamanh. Trân trọng!