Vui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn
* Vui lòng điền chính xác và đầy đủ để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
Tôi 45 tuổi, chưa có con, đã một lần chuyển phôi ở tuổi 42 nhưng không thành công. Tôi nghe và tìm hiểu rất nhiều về những phương pháp hỗ trợ ở bệnh viện mình. Hiện tại 2 vợ chồng không có điều trị gì hết. Xin bác sĩ cho biết với tình trạng hiện tại của tôi có điều trị để có con ...
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào chị Tâm,
Vấn đề nổi trội trong trường hợp này là độ tuổi của chị. Những người phụ nữ trên 40 tuổi thường phải đối diện với tình trạng suy giảm một cách đáng kể về số lượng cũng như chất lượng trứng. Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị được lựa chọn với phác đồ gom trứng hoặc gom phôi. Nếu gom trứng, người bệnh sẽ được kích thích buồng trứng nhiều lần, sẽ tạo phôi khi có đủ số lượng trứng tối ưu, khoảng 8-10 trứng. Phương pháp này thường được nhiều người lựa chọn vì tăng cơ hội có thai bằng chính trứng của mình và tiết kiệm chi phí điều trị. Tôi cần biết dự trữ buồng trứng của chị, đồng thời siêu âm đánh giá số nang trên hai buồng trứng.
Chị nên khuyên anh để hai vợ chồng đi khám, nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ. Các xét nghiệm cần thiết anh chị cần làm bao gồm:
- Xét nghiệm dành cho vợ: Ngày 2 chu kì kinh: xét nghiệm nội tiết sinh sản, AMH, hormon tuyến giáp, miễn dịch (HIV, HBsAg, giang mai, lao)
Sạch kinh 3 - 5 ngày (kiêng quan hệ từ đầu chu kỳ): khám phụ khoa, siêu âm, làm xét nghiệm sàng lọc K cổ tử cung, K vú (nếu chị trên 35 tuổi), chụp phim tử cung - vòi trứng (nếu đủ điều kiện khi khám phụ khoa).
- Xét nghiệm dành cho chồng: Kiêng quan hệ 3 - 5 ngày: xét nghiệm tinh dịch đồ, miễn dịch (HIV, HBsAg, HCVAb, giang mai).
Tùy thuộc vào kết quả sau thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị và tư vấn chính xác cho anh chị.
Chi phí thụ tinh ống nghiệm tại IVFTA-HCM dao động từ 70-130 triệu, tùy vào việc lựa chọn tủ nuôi cấy phôi và các bệnh lý kèm theo.
Tôi khuyên chị nên mang theo hết các xét nghiệm đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để có lời khuyên chính xác. Nếu có thắc mắc gì thêm, chị có thể gọi điện qua số tổng đài 02871026789-02873006858 để được đặt lịch hẹn khám, tư vấn, và hướng dẫn thêm.
Vợ tôi có khối polyp tử cung, bác sĩ chẩn đoán polyp lòng tử cung (N84.0) chưa biến chứng. Xin hỏi có cần phẫu thuật để dễ dàng sinh con không, và nếu phẫu thuật thì chi phí hết bao nhiêu? Cảm ơn bác sĩ.
PGĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TPHCM
Chào anh,
Polyp tử cung là một khối u dính vào thành trong của tử cung và sa vào buồng tử cung. Polyp được hình thành từ sự phát triển quá mức của các tế bào lát mặt trong tử cung (nội mạc tử cung). Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn vì vậy việc điều trị là rất cần thiết.
Phương pháp phổ biến nhất vẫn là nội soi buồng tử cung cắt polyp, tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh lý của mỗi người mà có phác đồ điều trị khác nhau. Vợ anh cần đi khám và làm thêm các xét nghiệm thăm dò cần thiết để các bác sĩ có phương pháp điều trị tối ưu cho chị ấy.
Em năm nay 27 tuổi, chồng 29 tuổi, cưới hơn 1 năm vẫn chưa có con. Hôm tháng 2 năm nay em có làm phẫu thuật cắt polyp buồng tử cung, sau đó kinh nguyệt tháng 3 và tháng 4 rất ít, đến hiện nay vẫn chưa có lại. Vào tháng 6 em có đi khám phụ khoa, kết quả tất cả vẫn bình thường. ...
PGĐ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TPHCM
Chào chị,
Rất chia sẻ với trường hợp của anh chị, chị nên khám và xét nghiệm lại chức năng tuyến giáp vì đã có tiền sử bị cường giáp. Bệnh lý ở tuyến giáp có thể làm rối loạn kinh nguyệt, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị. Sau khi kiểm tra nếu chức năng tuyến giáp bình thường, anh chị nên thu xếp đi khám hỗ trợ sinh sản để tìm nguyên nhân tại sao hơn 1 năm mà vẫn chưa có tin vui.
Chúc gia đình chị luôn khỏe mạnh và sớm có tin vui
Em có làm IVF thu được 6 phôi, 2 phôi ngày 5 và 4 phôi ngày 3; các bác sĩ tư vấn em nên làm sàng lọc di truyền trước chuyển phôi do có tiền sử thai lưu nhiều lần trước đó. Bác sĩ cho em hỏi làm xét nghiệm sàng lọc phôi ngày 3 và ngày 5 thì cái nào chính xác hơn ạ, ...
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào bạn,
Về ưu và nhược điểm của sinh thiết phôi ngày 3 hay phôi ngày 5, theo nghiên cứu của tôi và trong trường hợp của bạn, bạn nên làm sinh thiết phôi ngày 5 trước, bởi phôi sinh thiết ngày 5 so với ngày 3 sẽ có rất nhiều ưu điểm hơn. Đầu tiên, khi phôi đã phát triển đến phôi ngày 5 đã là một phôi rất khoẻ rồi. Phôi ngày 5 sẽ có khoảng 100-120 tế bào, khi sinh thiết phôi, các chuyên viên phôi sẽ lấy ra 5-6 tế bào, khi đó nồng độ các vật chất di truyền DNA lấy ra được sẽ khá cao nhờ đó độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng sẽ tăng vào khoảng 95%. Trong khi nếu làm phôi ngày 3 thì độ chính xác chỉ khoảng 75%.
Theo thống kê, có khoảng 60-70% phôi ngày 3 có thể phát triển tới ngày 5, do đó sau khi sinh thiết phôi ngày 3 xong, thì vẫn có khả năng phôi ngày 3 bị block, dừng lại không phát triển được đến phôi ngày 5. Do đó, khi xét tới tính kinh tế, khi bạn làm sàng lọc phôi ngày 3 mà vẫn có nguy cơ phôi không phát triển tới ngày 5, điều này khá tốn kém.
Mặt khác, có 30% các xét nghiệm di truyền bất thường của ngày 3 vẫn có khả năng tự sửa chữa, phát triển lên phôi ngày 5. Do đó, vẫn có khả năng phôi ngày 3 có kết quả xét nghiệm bất thường nhưng khi nuôi lên ngày 5 làm sàng lọc lại cho kết quả là bình thường. Nhưng nhiều người có ý định muốn bỏ phôi ngày 3 ngay sau khi có kết quả xét nghiệm bất thường thì khá lãng phí, nhất là đối với trường hợp bạn không có nhiều nang noãn. Vì vậy, theo tôi bạn nên sàng lọc trước các phôi ngày 5 và với phôi ngày 3 thì nên nuôi tiếp tới ngày 5 để cho kết quả sàng lọc chính xác hơn.
Tuy vậy, việc nuôi phôi ngày 3 lên ngày 5 còn phải cân nhắc tới điều kiện của Lab nuôi cấy. Nếu Lab nuôi cấy không tốt thì khả năng nuôi được lên ngày 5 cũng không chắc chắn, đến lúc đó bạn mới nên nghĩ đến việc xét nghiệm phôi ngày 3 hay không. Phôi ngày 3 muốn làm sinh thiết cũng có một số xét nghiệm thích hợp như chẩn đoán một số gen, một số bệnh đích. Trường hợp bạn muốn sàng lọc bội, sàng lọc 24 NST để phát hiện các cấu trúc bất thường của NST, những bất thường chưa biết trước để sinh ra được một em bé khoẻ mạnh nên làm sàng lọc phôi ngày 5.
Em đang làm IVF hiện đến giai đoan canh niêm mạc để chuyển phôi. Hôm nay là ngày 10 ckk. Kiểm tra niêm mạc 11mm và dịch vết mổ cũ là 2,9 mm. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp của em có nên chuyển phôi chu kỳ này không (nếu điều trị hết dịch trước khi chuyển) Và nếu chuyển thành công thì tháng ...
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào chị!
Có rất nhiều yêu tố có thể ảnh hưởng tới kết quả chuyển phôi, trong đó chu kỳ chuẩn bị niêm mạc tử cung rất quan trọng, và tình trang tự dịch vết mổ cũ ở các người bệnh từng mổ đẻ cũng là một vấn đề đau đầu với các bác sĩ.
Dịch tại vết mổ cũ nếu tràn vào buồng tử cung sẽ cản trở việc làm tổ của phôi, thậm chí gây tình trạng viêm niêm mạc tử cung. Tuy nhiên, tình trạng tụ dịch này thay đổi mỗi chu kỳ, tùy theo tình trạng nội tiết và phác đồ thuốc chuẩn bị niêm mạc.
Như chị mô tả, tới ngày 10 chu kỳ, chị còn tụ dịch một ít tại vết mổ, nếu không có dịch tràn vào buồng tử cung thì vẫn có thể theo dõi và chuyển phôi nếu đủ điều kiện. Khi đã chuyển phôi thành công, tức là phôi đã có thể làm tổ và phát triển tại niêm mạc một cách thuận lợi thì ta không còn quá lo ngại về dịch vết mổ nữa.
Chúc chị chuẩn bị niêm mạc thuận lợi và chuyển phôi thành công, hãy tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để có được hiệu quả tốt nhất.
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội
Chào chị!
Chị có nhắc đến chị bị u nang nhưng không nói rõ về vị trí, tôi xin đoán là u nang buồng trứng. Đối với u nang ở buồng trứng, người ta phân loại thành 2 nhóm chính: u thực thể và nang cơ năng.
Tùy phân loại, tính chất u mà sẽ có phương án điều trị phù hợp. Nếu trường hợp nang cơ năng có thể tự mất sau vài chu kỳ kinh mà không cần can thiệp. Trường hợp u thực thể sẽ cân nhắc can thiệp phẫu thuật tùy từng trường hợp. Tuy nhiên u nang buồng trứng không là chỉ định làm IVF, người bệnh hoàn toàn vẫn có thể có thai tự nhiên nếu không có các rối loạn khác. Do đó, trường hợp của chị nên thăm khám đánh giá toàn diện về khả năng sinh sản cũng như theo dõi u nang buồng trứng trước khi quyết định điều trị.
Trân trọng!
Em vừa chuyển phôi nhưng bị thất bại, em còn 1 phôi ngày 5 hay ngày 6 gì đó nhưng là phôi bất thường -7. Liệu em có chuyển được phôi đó không hay em phải làm lại từ đầu ạ. Mong bác sĩ giải đáp giúp em.
Bác sĩ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh, TP.HCM
Chào bạn,
Khi đi khám hiếm muộn không nhất thiết đi vào ngày 2 vòng kinh. Mục đích đi khám vào ngày 2 vòng kinh là để bác sĩ có thể đánh giá được 1 cách chính xác hơn về số lượng trứng. Tuy nhiên khám vào ngày 2 vòng kinh chúng ta cũng có 1 số bất lợi là có ít thời gian để khảo sát những nguyên nhân có thể có. Nếu bệnh nhân có ý định làm thụ tinh ống nghiệm ngay thì ngày 2 vòng kinh là thời điểm bắt đấu kích thích buồng trứng.
Do đó tôi có lời khuyên là bạn có thể đi khám vào bất kỳ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt để khảo sát 1 số nguyên nhân trước. Đôi khi cần là 1 số xét nghiệm khi không có kinh.
Bạn có tình trạng rối loạn phóng noãn, kinh nguyệt không đều đôi khi có liên quan đến các bệnh lý như buồng trứng đa nang. Nếu như vậy số lượng có kinh của bạn trong năm sẽ rất ít đôi khi 3-6 tháng đến 1 năm có kinh một lần. Nếu vậy đợi đến ngày 2 vòng kinh rất lâu và không nên như vậy. Bạn có thể đi khám bất cứ thời điểm nào trong chu kỳ kinh nguyệt và lưu ý nên đi thăm khám cùng với chồng để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng của cả 2 vợ chồng. Rất mong có thể gặp bạn trong thời gian sớm nhất.