Theo đuổi nghề giáo ở Việt Nam phải thực sự là những người dầy bản lĩnh.
Làm thầy cô giáo, nghĩa là anh sẽ "gánh trên vai" đánh giá, dư luận từ xã hội; của muôn vàn soi xét từ triệu triệu phụ huynh; của đồng nghiệp, lãnh đạo...
Có vượt qua được áp lực cảnh "làm dâu trăm họ" đó, anh mới mong kiên định con đường mà mình đã lựa chọn, theo đuổi. Đứng vững rồi mới đề cập tới việc chuyên môn ra sao, dạy phương pháp nào cho tốt, làm sao cho đủ sống?
Làm thầy cô giáo, trước khi đề cập tới chuyên môn anh sẽ phải đối mặt với dấu hỏi lớn: Làm sao để vừa sống tốt (từ lương và cả việc làm thêm khác ngoài lương), vừa đáp ứng được chuyên môn mà xã hội, nhà trường, phụ huynh và cả học sinh đòi hỏi.
>> 'Dẹp phong bì ngày Nhà giáo'
Sự sáng tạo đòi hỏi một "không gian tinh thần" được đảm bảo. Thử hỏi, nếu phải đối diện với thực tế "Cơm áo không đùa với khách thơ" thì ở cương vị các thầy, cô giáo, mấy ai đảm đương được đòi hỏi đó? Đó là chưa kể đến các yêu cầu về giáo cụ, phương tiện học tập luôn phải được cập nhật mới chứ không phải "lạc hậu".
Nếu nhìn ở góc độ "thân giáo", trước một nghề không đủ sống bằng lương sao ta có thể tuyển được người giỏi cho nghề sư phạm? Liệu ta có giữ được những thầy, cô kiên trì theo đuổi nghề giáo dù họ có cháy khát khao hay đam mê đến mấy đi nữa?
Steve Jobs có một câu nói kinh điển: "Hãy cứ khát khao, hãy cứ dại khờ". Liên tưởng câu nói trên với nghề sư phạm, để nghĩ tiếp có lẽ là cả một câu chuyện dài.
Ngọc Hải
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.