Bưởi móc ruột, tạo hoa văn. Tách bưởi ra từng múi, cắt lát mỏng. Thịt heo đem luộc, thái mỏng. Tôm luộc (bỏ 1 ít vỏ chanh vào), bóc vỏ. Mực xấy cắt sợi nhỏ, đem chiên sơ. Mè trắng rang vàng. Ớt bằm và thái sợi 1 ít dùng để trang trí. Tỏi băm nhuyễn. Chanh vắt lấy nước cốt. Rau răm thái nhỏ
Làm nước trộn gỏi: Chanh vắt nước cốt + 3 muỗng đường + 1 muỗng muối + 1 muỗng tỏi băm + 1 muỗng ớt bằm + 3 muỗng nước mắm ngon trộn đều.
Trộn gỏi: Cho bưởi đã tách tép nhỏ vào tô + tôm + thịt ba rọi + rau răm. Tiếp theo, đổ nước trộn gỏi vào, nếm vừa ăn rồi cho gỏi vào trái bưởi đã tạo hoa văn. Rắc mè rang + cho mực đã xé nhỏ lên mặt.
Món này ăn kèm bánh phồng tôm và có thêm nước mắm.
Bên cạnh cỗ ngọt cho con trẻ, người Hà thành còn có nhiều món ăn độc đáo từ ốc vào dịp Trung thu như: ốc nấu thả, ốc hấp lá gừng, ốc xào khế, ốc bung chuối đậu, ốc luộc.
Thịt vịt mềm mà không bở, nước sóng sánh màu vàng mơ, vị chua thanh từ mẻ, đậm đà từ mắm tôm, dậy mùi thơm của riềng kích thích vị giác. Món này ăn cùng cơm trắng hay bún đều đưa miệng.
Gắp miếng bánh mướt trắng muốt chấm đẫm bát xáo lòng với tiết đậm vị, nước dùng màu huyết dụ, ngọt tự nhiên, chút the cay nhanh chóng xua tan cái lạnh đầu đông.
Niễng xào chín tới giòn ngọt, thịt bò mềm ngon ăn cùng cơm gạo mới tháng mười thì 'nồi bảy quăng ra, nồi ba quăng vào'. Ai một lần thưởng thức đều nhớ mãi đặc sản Nam Định.
Xíu mại mềm, vị ngọt tự nhiên từ thịt quyện lẫn củ quả, nước sốt sánh màu au đỏ hấp dẫn, ăn cùng bánh mì giòn là bữa ăn sáng đủ chất, được nhiều người yêu thích.
Thịt bò giữ nguyên miếng, có vị béo ngậy từ mỡ và chút giòn từ gân, nước sốt sóng sánh đẹp mắt, dậy mùi thơm hấp dẫn từ quế, hồi, sả. Món này ăn cùng cơm trắng, bánh mì, bún rất ngon.
Ăn ốc ngắm trăng là một trong những nét văn hóa ẩm thực của người Hà thành xưa. Tuy nhiên, cách làm món này cũng khá cầu kỳ, không nhiều người còn biết.
Khác với giả cầy Hà Nội đặc trưng bởi vị chua, giả cầy Nghệ An đượm vị ngọt mật mía, giả cầy miền Tây thơm mùi chao thì giả cầy An Phú (Thái Bình) hấp dẫn bằng sự mộc mạc.