Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển 45% chỉ tiêu bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, giảm 5% so với năm ngoái, tăng sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực.
Học sinh trường chuyên, đạt giải cấp tỉnh hoặc có chứng chỉ tiếng Anh sẽ được cộng điểm khi xét tuyển bằng học bạ vào Đại học Kinh tế TP HCM.
Trường Đại học Y tế công cộng xét học bạ vào 4 ngành, giảm một so với năm ngoái.
Học viện Kỹ thuật quân sự (MTA) sẽ tuyển 600 sinh viên hệ dân sự bậc đại học và 155 học viên thạc sĩ, tiến sĩ trong năm 2025.
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội không xét học bạ sớm, mà cùng đợt xét điểm thi tốt nghiệp, bỏ xét tuyển thẳng thí sinh có IELTS 6.0 và bổ sung Tin học, Công nghệ vào tổ hợp xét tuyển một số ngành.
Trường Đại học Công nghiệp TP HCM thêm môn Tin học, Công nghệ, Giáo dục kinh tế- pháp luật cùng các môn bắt buộc tạo thành 12 tổ hợp xét tuyển mới.
Năm 2025, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (AJC) dự kiến dành 30% chỉ tiêu để xét kết hợp học bạ và IELTS, SAT, gấp đôi năm ngoái.
Đại học Quốc gia TP HCM dành 15% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng, trong đó ưu tiên tuyển học sinh thuộc 149 trường THPT bằng điểm học bạ.
Đại học Bách khoa TP HCM giữ ổn định công thức tính điểm xét tuyển kết hợp, xem xét quy đổi điểm đánh giá năng lực, tư duy của các trường khác.
Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL iBT và tiếng Nhật JLPT được cộng điểm ưu tiên khi đăng ký xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp hoặc đánh giá năng lực.
Nhiều đại học thêm tổ hợp có môn Tin kết hợp với Toán, Văn, Anh, Lý hay Hóa để xét tuyển, trong lần đầu môn này xuất hiện ở kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đại học Giao thông vận tải đề xuất miễn 50-100% học phí cho sinh viên khá, giỏi ở các chuyên ngành liên quan đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị.
Kết quả hai đợt thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM được 100 trường đại học, cao đẳng dùng để xét đầu vào, giảm 9 so với năm ngoái.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn để xét tuyển, lệ phí là 200.000 đồng một môn.
Trong xu thế đa ngành, bốn đại học Kinh tế TP HCM, Kinh tế Quốc dân, Ngân hàng và Kinh tế - Luật TP HCM lần lượt mở ngành Trí tuệ nhân tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ cao.
Trường Đại học Ngân hàng TP HCM dự kiến mở 4 ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo.
7 đại học quy đổi IELTS 4.0-5.0 trở lên để xét tuyển, trường Kinh tế Quốc dân yêu cầu cao nhất, đạt 7.5 thí sinh mới được tính 10 điểm.
Kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) năm 2025 diễn ra 6 đợt với quy mô 85.000 lượt thí sinh, lệ phí một lượt là 600.000 đồng.
Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) tổ chức ba đợt thi đánh giá năng lực trong tháng 2-7, với hai vòng là kiểm tra kiến thức và phỏng vấn.
Đại học Quốc gia Hà Nội lần đầu phát hành sách hướng dẫn thi đánh giá năng lực HSA - kỳ thi dự kiến thu hút 85.000 lượt thí sinh trong năm nay.
Ba trường Y, Dược lớn dự kiến thêm ngành, phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp mới so với năm ngoái để tuyển sinh đầu vào.
Trường Đại học Giao thông vận tải năm 2025 xét tuyển bằng bốn phương thức, trong đó nhân đôi môn Toán khi xét bằng học bạ và điểm thi tốt nghiệp.
Đại học Ngoại thương, Công nghiệp, Luật cùng nhiều trường tiếp tục dùng điểm học bạ để tuyển sinh đầu vào, một số xét kết hợp tiêu chí khác.
Ngoài xét học bạ, dùng điểm thi tốt nghiệp và xét kết hợp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2025 xét tuyển thẳng học sinh giỏi có giải cấp tỉnh hoặc IELTS 6.0 trở lên.
Đại học Bách khoa Hà Nội mở cổng đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt hai, từ 9h ngày 1/2, tức mùng 4 Tết Ất Tỵ.
Đại học Sư phạm Hà Nội, Sư phạm Kỹ thuật TP HCM và một số trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội mở ngành, chuyên ngành mới để đáp ứng nhu cầu nhân lực bán dẫn.
Học phí năm 2025 của trường Đại học Tài chính - Marketing (UFM) khoảng 845.000-1.753.000 triệu đồng mỗi tín chỉ, tùy chương trình đào tạo.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, TP HCM, Thái Nguyên không còn dùng học bạ để tuyển sinh, từ năm 2025.
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE) dự kiến mở mới 8 ngành, tuyển 4.700 sinh viên, tăng khoảng 700 so với năm ngoái.