Bát canh riêu nóng hổi, thu hút bởi sắc đỏ au từ cà chua, cá trắng thơm, mềm ngọt, dậy mùi thơm thì là, hành lá. Đây là món canh giải ngấy hiệu quả sau Tết.
Chọn và sơ chế cá: Tùy theo khẩu vị mà nấu riêu cá bằng đầu cá, đuôi cá hay khúc cá đều được. Người dân Bắc Bộ thường nấu canh chua cá, riêu cá bằng đầu cá là ngon nhất "Đầu chép, mép trôi, môi mè''. Đầu cá làm sạch, bổ đôi cạo sạch máu trong mang, chà xát muối hạt, chanh hoặc hỗn hợp rượu, gừng đập dập khử tanh rồi rửa sạch, để ráo nước, ướp cá với chút muối hạt cho đậm vị. Dùng cá trắm đen, trắm trắng, cá trôi, cá mè, cá chép nấu canh riêu cá đều được. Tùy theo khẩu vị mà sử dụng khúc hay đầu, đuôi đều có vị ngon riêng. Cá sơ chế sạch, chà xát chanh và muối hạt loại bỏ tanh nhớt rồi rửa nhiều lần cho sạch, để ráo nước. Ướp cá với chút mắm muối cho đậm vị (tùy chọn).
Lọc mẻ: Các món riêu cá Bắc Bộ thường dùng mẻ tạo vị chua dịu mềm hoặc giấm bỗng có mùi thơm rất riêng. Mẻ ngấu lọc qua rây cho mịn. Thì là rửa sạch, cắt khúc. Hành lá rửa sạch, gốc hành trắng chẻ còn phần lá xanh cắt nhỏ.
Chuẩn bị nguyên liệu tạo màu: Từ xưa, dân gian chia sẻ ''Màu mỡ riêu cua'' ý chỉ canh riêu (riêu cua, riêu cá) hoặc bún riêu thường có màu đỏ hồng hấp dẫn. Khi nấu canh riêu nói chung, phần cà chua chia 2 phần (một nửa cắt nhỏ xào tạo màu và nửa còn lại thái múi cau để trang trí).
Nấu canh: Cá đem rán sơ để khử tanh rồi vớt ra để riêng. Phi thơm hành khô, trút phần cà chua băm nhỏ vào xào, nêm chút muối cho nhanh mềm nhừ. Đun sôi nồi nước căn đủ lượng người ăn, cho phần cà chua xào mềm lọc qua rây vào nồi nước canh lấy màu, bỏ xác. Tiếp tục cho cá và cà chua bổ múi cau vào nồi đun sôi, hớt bỏ bọt. Khi cá chín, từ từ cho mẻ vào, nêm nếm vị chua và gia vị cho vừa miệng. Tắt bếp, múc canh riêu cá ra bát tô, thêm hành lá, thì là hoàn thiện.
Yêu cầu thành phẩm: Bát canh riêu nóng hổi, thu hút bởi sắc đỏ au từ cà chua, cá trắng thơm, mềm ngọt, dậy mùi thơm thì là, hành lá. Đây là món canh kích thích vị giác, lại giải ngấy hiệu quả được nhiều người yêu thích sau Tết.
Chú ý: