Các nghĩa vụ tài chính liên quan đất đai như tiền sử dụng đất, thu nhập cá nhân, phí, lệ phí chuyển nhượng sẽ được tính theo bảng giá điều chỉnh từ ngày 31/10.
Ngoại trừ đất dành cho tái định cư, TP HCM cấm phân lô, bán nền trên toàn địa bàn, gồm cả 5 huyện ven, chủ đầu tư phải xây dựng hoàn chỉnh mới được sang nhượng.
Cho rằng 5 huyện ven TP HCM vẫn thuộc diện nông thôn theo luật, HoREA đề nghị không cấm lập dự án phân lô bán nền tại các khu vực trên.
Bình Dương cấm phân lô, bán nền tại 5 thành phố và khu vực yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan như dọc bờ sông Sài Gòn, Đồng Nai.
Đại biểu Hoàng Văn Cường đề xuất người tham gia đấu giá đất phải chứng minh năng lực tài chính để tránh tình trạng bỏ cọc, thông đồng đẩy giá.
Hà Nội đang lấy ý kiến về mức giá cho thuê nhà xã hội dự kiến cao nhất 198.000 đồng một m2 sàn một tháng, tương đương gần 14 triệu đồng với căn 70 m2.
Khung giá dịch vụ đang lấy ý kiến giữ nguyên, trong đó chung cư không có thang máy tối đa 5.000 đồng một m2, có thang máy cao nhất 16.500 đồng.
Để tránh giá nhà tăng phi lý, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách Hoàng Văn Cường nói cần bắt buộc doanh nghiệp kê khai giá khi bán trên thị trường sơ cấp.
Đoàn giám sát của Quốc hội kiến nghị sớm ban hành chính sách thuế áp dụng với người sở hữu nhiều nhà đất, bỏ hoang bất động sản.
Bình Dương sẽ hỗ trợ xử lý hồ sơ pháp lý miễn phí nhằm thu hút chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.
Với diện tích đất nông nghiệp tối thiểu 500 m2 trở lên, người dân TP HCM có thể sử dụng tối đa 1% để xây công trình phục vụ sản xuất như lán, trại.
Khung giá thu phí dịch vụ quản lý chung cư TP HCM tối thiểu là 600 đồng một m2, tối đa 7.000 đồng, tăng 10-15% so với mức phí cũ.
Bảng giá đất điều chỉnh không còn "tăng sốc" như dự thảo hồi tháng 7 nhưng vẫn sẽ làm thay đổi giá bất động sản, đặc biệt khu vực vùng ven TP HCM, theo chuyên gia.
Cá nhân chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ, tách thửa đất và có đất nằm trong các khu quy hoạch treo sẽ chịu tác động mạnh từ bảng giá đất mới, theo HoREA.
Bảng giá đất điều chỉnh chỉ phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội ở thành phố, giảm tối đa tác động đến người dân nhưng chưa sòng phẳng với thị trường, theo Phó chủ tịch UBND TP HCM.
Bảng giá đất điều chỉnh có hiệu lực từ 31/10 với mức cao nhất là 687 triệu đồng một m2 thuộc ba tuyến đường trung tâm và thấp nhất 2,3 triệu đồng ở huyện Cần Giờ.
Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè được đề xuất cấm phân lô bán nền, chủ đầu tư phải xây dựng hoàn chỉnh nhà ở mới được sang nhượng.
Mỗi m2 nhà xã hội tại TP HCM sẽ được xác định dựa trên mức giá do thành phố quy định cứng thấp nhất 96.000 đồng kèm chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư được phân bổ vào căn hộ.
Trung Quốc tung thêm chính sách hỗ trợ thị trường nhà đất, khi mở rộng số dự án được vay ngân hàng và tăng hạn mức giải ngân.
Giải pháp đánh thuế bất động sản giúp hạn chế đầu cơ, thổi giá, được chứng minh hiệu quả tại nhiều nước nên không làm giá nhà đất tăng, theo Bộ Xây dựng.
Giá đất nhiều quận huyện trong dự thảo mới nhất giảm nhiều so với trước, trong đó đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ còn 687 triệu một m2, thay vì 810 triệu như đề xuất cũ.
Điều kiện cư trú được nới lỏng giúp người mua chỉ cần chứng minh chưa có nhà, tức người Hà Nội có thể mua nhà xã hội tại TP HCM và ngược lại.
TP HCMQuý IV, thành phố lên kế hoạch hoàn tất thẩm định giá đất cho 22 dự án bất động sản đang vướng mắc, dự kiến thu hơn 25.000 tỷ đồng, riêng dự án của Lotte là 16.000 tỷ.
Chính phủ vừa trình Quốc hội dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng loại đất xây nhà ở thương mại để tháo gỡ nguồn cung ra thị trường.
Hà Nội có thêm 5 dự án cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở, theo Sở Xây dựng.
Hà Nội4 phân khu đô thị Hòa Lạc sẽ phát triển theo mô hình TOD gắn với đường sắt đô thị số 5 đồng thời bố trí khu nhà xã hội độc lập.
Luật Đất đai 2013 và 2024 đều không quy định lấy giá đất ở để tính thuế đất thương mại dịch vụ, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
GS.TS Hoàng Văn Cường đề xuất xây dựng lộ trình đánh thuế bất động sản trong 2-3 năm tới để hạn chế đầu cơ, đảm bảo lợi ích số đông người mua nhà.
Việc người mua nhà để ở đang phải trả một khoản tiền lớn cho giới đầu cơ, theo Ủy ban Kinh tế, gây hậu quả xấu cho phát triển kinh tế xã hội nên cần xử lý triệt để.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Chính phủ chỉ đạo các địa phương công khai thông tin người bỏ cọc để tránh thổi giá, trục lợi qua đấu giá đất.
Mức phạt cho hành vi hủy hoại đất đai lên tới 500 triệu đồng với cá nhân và 1 tỷ đồng với tổ chức, gấp gần 7 lần quy định cũ.
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu gói tín dụng mới trị giá 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội trong tháng 10.
Các địa phương như Hà Nội, TP HCM cần tránh dàn trải khi phát triển đô thị, đặc biệt cần quan tâm đến mức sống của người dân, theo Bộ Xây dựng.
Thanh Oai - huyện có hàng chục lô đất bỏ cọc tháng trước - sẽ dừng các phiên đấu giá 197 thửa đất trong tháng này tại thôn Văn Quán, xã Đỗ Động.
Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề xuất xây dựng bảng giá đất chi tiết đến từng thửa, thay vì theo vị trí tuyến đường như hiện nay.
Chính sách thuế bất động sản được đưa ra nhiều lần nhưng vẫn dừng lại ở đề xuất, do chưa đúng thời điểm, lo ảnh hưởng thị trường, thậm chí "thiếu quyết tâm chính trị".
Đến ngày 29/9, Cục Thuế TP HCM đã giải quyết hơn 14.300 hồ sơ thuế đất, tương đương trên 90% tổng số tồn đọng từ 1/8.