Những thay đổi quan trọng của bé trong giai đoạn này được thể hiện cụ thể như:
- Dùng mắt và tay lanh lẹ và thuần thục hơn: Khả năng quan sát của bé đã phát triển tốt hơn và đặc biệt là bé đã biết phối hợp nhiều vận động cùng một lúc với nhau.
- Ánh mắt bé "có hồn" hơn: Chuyển động mắt của bé ở độ tuổi này đã biểu cảm và lanh lợi hơn rất nhiều. Nhìn vào mắt bé, ba mẹ đã có thể biết bé vui, bé buồn hay sợ hãi điều gì.
- Tô màu, vẽ tranh, làm quen với chữ cái: Bé đã biết cầm bút vẽ một cách khá thành thục, bé có thể tô màu hoàn chỉnh những bức hình theo đường kẻ, tự đặt tên cho những bức tranh mà bé vẽ. Bé còn thích thú với việc làm quen với chữ cái. Trí não của bé đã có thể xử lý và tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi như "Đây là chữ gì?" hay "Chữ nào có nón trên đầu?".

- Nhanh nhẹ và khéo léo: Khả năng di chuyển và các kỹ năng vận động của bé đã phát triển gần như hoàn thiện (nổi bật là khả năng giữ thăng bằng như đứng bằng một chân, bưng cốc nước…). Bé đã biết sử dụng đôi tay khéo léo hơn như đặt những vật thể nhỏ vào trong những lỗ nhỏ, luồn hạt, xâu vòng…
- Khả năng xử lý tình huống của bé đã đạt đến "đỉnh cao" ở độ tuổi này khi bé có thể tự xỏ ngón tay vào nhẫn hoặc xỏ cả bàn tay vào những chiếc vòng mẹ mua. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không nên cho bé chơi với những chiếc nhẫn quá nhỏ nhằm tránh tình trạng bé bị hóc dị vật.
- Bé yêu thích vận động và có thể hoạt động cả ngày, ba mẹ không nên "kìm hãm" bé mà nên tham gia cùng bé, hướng dẫn bé đến các hoạt động mà mình muốn như: nhờ bé cầm giúp đồ, rủ bé cùng làm việc nhà…
- Khả năng tập trung và ghi nhớ: Bé đã biết chăm chú quan sát mọi vật xung quanh và ghi nhớ tốt những gì mà mình quan sát được. Bé có thể tập trung cao độ vào một số trò chơi yêu thích như xếp hình, vẽ tranh… đến mức phớt lờ cả người lớn. Bé còn có thể ghi nhớ các phần của những câu chuyện được ba mẹ, cô giáo kể cho nghe, những thông tin đơn giản về gia đình (tên bố mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại…) hay những đồ vật, những người lạ mà bé vừa gặp gỡ hay một địa điểm mà bé từng đến hoặc từng thấy ở đâu đó.

Để bé phát triển thông minh và nhanh nhẹn, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con. Dinh dưỡng tác động mạnh và sớm đến khả năng nhận thức, tư duy của trẻ, giúp trẻ phát sức mạnh trí não và tiềm năng học hỏi. Nếu không nhận được sự "đầu tư" dinh dưỡng đúng cách và khoa học, nhất là các dưỡng chất cho sự phát triển trí não, trẻ sẽ mất đi cơ hội tốt, ảnh hưởng khả năng học hỏi, tương lai và thành công về sau.
Sự phát triển về thể chất cũng như cân nặng, chiều cao có thể tác động được vào từng giai đoạn của trẻ nhưng sự phát triển về trí não sẽ không còn hiệu quả nếu cha mẹ không biết được đâu là giai đoạn vàng của sự phát triển trí não và có hướng đầu tư khoa học và đúng cách. Não trẻ phát triển rất nhanh từ tuần thứ 8 của thai kỳ đến khi trẻ được 2 tuổi, đạt được 80% trọng lượng và kích thước của não người được trưởng thành. Đến khi trẻ lên 6 tuổi, não trẻ sẽ gần bằng 100% não người trưởng thành. Vì vậy, giai đoạn 0-2 tuổi được xem là giai đoạn vàng.
|
Ngọc Bích