* Bài viết của tác giả Tâm Quý/ Nguyễn Công Phú
Trong cái tinh sương với tiếng nhạc phảng phất “ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại”, tôi ngẫm nghĩ anh Sơn sao hiểu mình thật sâu, thật lắng đọng để làm cho mình và để lại cho người những câu thơ nhạc vĩnh cửu, vĩnh hằng: “Đôi khi ta lắng nghe ta, nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá. Hồn ta gió cát phù du bay về”.
Anh Sơn viết cho bao người yêu dấu mà cũng chính cho Anh. Mà chính viết cho Anh nên ai cũng cảm nhận được là của mình đấy. Gần đây, trước ngày kỷ niệm ngày Anh mất, có cuộc giao lưu về “Diễm xưa” với sự xuất hiện của “Diễm nay”. Có lẽ vì thế, có một người bạn, gọi là rất thân của anh Sơn, tuyên bố một cách không Trịnh Công Sơn tí nào, là “Trịnh Công Sơn “Thương và Yêu” những kiều nữ khác là để đi tìm hình ảnh DIỄM XƯA”.
Tôi tin là nếu Trịnh Công Sơn có mặt trong cuộc trò chuyện hàn huyên đó, anh ấy sẽ nói rằng, mỗi người, một lúc nào đó THẬT SỰ là PHẦN ĐỜI của tôi. Không có sự mượn hình bóng này để bắt lại hình bóng khác đâu. Vâng, tính nhân ái của Trịnh Công Sơn phải chăng là sự trân trọng, kín đáo nhẹ nhàng với “một quá khứ khép lại qua một bài ca thơ”.
Nhưng riêng “Hai mươi năm xin trả nợ người” vừa nói lên sự thống thiết của niềm đau “Tình xa” (1965-1975). Không chỉ hai mươi năm mà lại ba mươi năm! Mười năm tình xa để hai mươi năm xin trả nợ người. Và những câu kết của sự “trả nợ” này lại rất dịu dàng, kín đáo là “thương hoài” đã nối lại, như “hai mươi năm vẫn là thuở nào” để “nợ lại lần này trong cõi đời nhau”. Như Nguyễn Công Phú, một người bạn mà có thể xem như là “Tôi” đã viết gần đây, THƯƠNG hình như là phạm trù cuối đời mà TCS gần gũi nhất.
Để nói được, nợ trả hai mươi năm chưa đủ đâu. Mà thương quý đôi bên còn có ngày mai dài lâu, bây giờ thì lại muôn thuở rồi. Ít nhất là người của MỘT CÕI ĐI VỀ.
Ai, Trịnh Công Sơn vẫn quý vẫn thương. Mỗi “vẫn quý vẫn thương” không là một hằng số mà là biến số của từ THƯƠNG, một từ có rất nhiều cung bậc tùy theo tâm trạng, hoàn cảnh, thời gian, … Một điều chắc chắn, một hay hai, ba bài tình ca của Trịnh Công Sơn là liên quan đến một người! Và rất thật.
Sáng sớm nay, tôi hơi Đông - Ky - Sốt để “thay” Anh Sơn từ xa nói vọng về (xin người đọc hiểu cho chữ thay trong ngoặc kép, vì tôi là gì đâu mà dám thay Trịnh Công Sơn! Có chăng là cũng THƯƠNG tất cả người mà Trịnh Công Sơn thương, người trong chừng mực nào đó có thể là chị của mình!) là “những dòng sông nhỏ” rồi cũng ra đến biển khơi.
Khác chi, có một con sông nhỏ nào đó “bỏ đi” từ thượng nguồn, nhưng rồi vẫn mơ màng, quyến luyến để trước khi đổ ra biển lại không xa lắm phần còn lại của con sông lớn, Trịnh Công Sơn.
Tôi có chút duyên để biết, ít nhất, “Một mình qua phố”, “Cuộc tình nào đã ra khơi” (Tình xa, 1969), “Em còn nhớ hay em đã quên”, “Hai mươi năm xin trả nợ người, 1995” dành cho một mà chỉ một người mà không phải là DIỄM XƯA. Mà là … Theo tôi không nên gọi rõ tên ra. Như thế thật đẹp. Man mác, bàng bạc mà sâu lắng. Thương một người để nhớ một người.
![]() |
Ảnh do nhân vật cung cấp. |
XIN TRẢ NỢ NGƯỜI
Hai mươi năm xin trả nợ người
|
Bao nhiêu năm em nợ ngọt ngào Trịnh Công Sơn |
Còn đây là bản nhạc “Tình xa” chưa được đặt tên và làm cho....X.
![]() |
Bài viết cùng tác giả:
>Trịnh Công Sơn và chân dung của Diễm xưa
>Tản mạn Trịnh Công Sơn và tôi