Con rể Năm Cam, Hiệp "phò mã" khai với cơ quan công an rằng, gia đình y đã giao cho Thuyết “buôn vua” 6.000 USD để đưa cho ông viện phó VKSND Tối cao nhằm chạy tội cho Năm Cam hồi năm 1996. Còn theo lời khai của Thuyết, y đã biếu ông Chiến dàn VCD trị giá 3.000 USD cùng số tiền 10 triệu đồng.
Ban chuyên án vụ Năm Cam đã nhận được chỉ thị phải khởi tố thêm một số cán bộ cấp cao trước khi phiên tòa xét xử giai đoạn I của vụ án này diễn ra. Số người bị khởi tố đến thời điểm này đã là 180. Trong đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố 151 trường hợp.
Quyết định này của Ban bí thư Trung ương Đảng và Chủ tịch nước được Ban cán sự Đảng VKSND Tối cao công bố hôm qua. Tại TP HCM, Đảng ủy Công an thành phố cũng công bố quyết định khai trừ Đảng đại tá, phó giám đốc Võ Văn Măng. Hai cán bộ cấp cao này bị kỷ luật đều vì liên quan đến vụ án Năm Cam.
Ban chuyên án Năm Cam cho biết, tuần tới, kết quả kiểm điểm của ông Phạm Sĩ Chiến (Phó viện trưởng VKSND Tối cao), Hoàng Ngọc Nhất (Thứ trưởng Bộ Công an) và Đỗ Năm (Cục trưởng Cục Quản lý trại giam, Bộ Công an) sẽ được trình Ban bí thư Trung ương Đảng xem xét.
Các cơ quan chức trung ương đang xem xét lại vụ Lê Xuân Cúc (nhân viên Cty sản xuất và XNK Hà Nội) lợi dụng chính sách hàng đổi hàng với Lào, nhập lậu gần 6.000 xe máy qua cửa một số cửa khẩu. Vụ án đã được Công an Hà Tĩnh kết thúc điều tra từ năm 2000 với các lời khai nhận tội rõ ràng. Nhưng ông Phạm Sĩ Chiến lại chỉ đạo VKS tỉnh này đình chỉ vụ án.
Hôm qua, ông Ngô Văn Quán, nguyên Trưởng phòng Hộp thư truyền hình, Đài Truyền hình VN, người thảo các công văn đề nghị Bộ Nội vụ thả Năm Cam, được triệu tập đến cuộc họp kiểm điểm của Đài. Năm 1996, để có chữ ký trong các văn bản này, ông nói với lãnh đạo rằng: "Chính đồng chí Phó viện trưởng Phạm Sĩ Chiến đã xem, anh cứ yên tâm mà ký".
Ông Lê Thanh Đạo, Phó trưởng Ban Dân vận trung ương, nguyên Viện trưởng VKSND Tối cao thời điểm ông Chiến ký văn bản 1333, phát biểu với báo chí như vậy. Theo ông, vụ Năm Cam bị bắt năm 1995, cấp cao nhất của VKSND Tối cao và Bộ Công an không trao đổi với nhau, còn cấp dưới thì cãi nhau.
Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Trần Đại Hưng cho báo chí biết như vậy hôm 12/5. Theo ông, phải chờ các cơ quan chức năng có kết luận đầy đủ thì mới xem xét được trách nhiệm của Viện phó VKSND Tối cao.
Phó viện trưởng VKSND Tối cao Phạm Sĩ Chiến khẳng định như vậy trong buổi phỏng vấn của báo chí mới đây. Ông cho biết, ngoài Hội Nhà báo Việt Nam chuyển đơn kêu oan của vợ Năm Cam, còn có Đài Truyền hình Việt Nam. VKSND Tối cao căn cứ vào đây để xem xét trường hợp Trương Văn Cam.
Mới đây, trong cuộc trả lời chính thức báo chí tại trụ sở làm việc của VKSND tối cao, ông Phó viện trưởng đã thừa nhận gia đình mình mua đất của Thuyết, kẻ hiện đang được coi là cố vấn pháp luật, chuyên chạy án cho Năm Cam.
Một cuộc trao đổi trực tiếp với báo chí của Phó viện trưởng VKSND Tối cao Phạm Sĩ Chiến hôm 8/5 đã không thể thực hiện, bởi theo lời ông Chiến: “Viện trưởng Hà Mạnh Trí chưa cho phép". Tuy nhiên, sau đó ông đã chấp nhận trao đổi qua điện thoại. Dưới đây là nội dung
Theo tin từ Ban chuyên án, số máy điện thoại mà Thuyết “buôn vua” – chuyên gia tư vấn chạy án cho Năm Cam, gọi tới khi y bị bắt tại Đà Lạt, có thể là của ông Phó viện trưởng VKSND tối cao. Chiều qua, ông Hà Mạnh Trí, Viện trưởng cho biết đang tiến hành xem xét những thông tin liên quan giữa ông Chiến và Năm Cam.
Trong số ra hôm nay, Thanh Niên đã đăng tải Công văn của Thường vụ Hội Nhà báo VN về bài viết liên quan đến Tổng thư ký Trần Mai Hạnh. Dưới đó là ý kiến của Ban biên tập Thanh Niên bảo vệ cho quan điểm của mình, theo đó khẳng định “Hội Nhà báo không có nhiệm vụ ra văn bản chuyển tải ý kiến công dân”.
Thượng tá Trần Đình Bá, phóng viên báo Quân đội Nhân dân vừa gửi đơn lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tố cáo ông Trần Mai Hạnh, Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XI, từng có hành vi “bênh vực bảo vệ Năm Cam" khi "ông trùm" bị bắt vào năm 1995.