
Hồ Boiling, Dominica
Mặc dù đây là hồ nước nóng tự nhiên lớn nhứ hai thế giới, Boiling Lake có nhiệt độ cao nhất hành tinh, lên tới 82-92 độ C. Không ai có thể tới đủ gần để đo nhiệt độ nước tại trung tâm hồ. Ảnh: Search Dominica.
Video du khách ghi lại về hồ Boiling:

Đầm Blue, Derbyshire, Anh
Thực chất đầm Blue là một mỏ đá có tên Far Hill Quarry, nơi bị ngập khi dừng hoạt động. Màu xanh của đầm hình thành từ những chất hóa học độc hại trong đá, khiến nước có độ pH cao gần bằng pH của thuốc tẩy, lên tới 11,3. Dù đầm nước chứa nhiều rác thải, phân và xác động vật, nhiều người vẫn tới đây ngâm mình. Ảnh: AOL.

Hồ Horsehoe, California, Mỹ
Với nồng độ carbon dioxide và hydro sunfua cao, hồ nước này không chỉ khiến 0,6 km vuông đất xung quanh trụi cây, hơi nước bốc lên còn từng gây ra cái chết cho một phụ nữ leo núi năm 1998 và ba người trượt tuyết năm 2006. Ảnh: Jeff Wallace.

Hồ muối Mono, California, Mỹ
Nằm gần khu vực hồ Horsehoe, Mono là một trong những hồ nước cổ nhất của Mỹ. Đây là hồ nước tù có nồng độ muối cao gấp đôi độ mặn của nước biển, tạo nên những khối thạch nhũ vây quanh hồ. Tôm nước mặn, ruồi và một vài loài tảo là số ít sinh vật sống tại đây, chim chóc thường chết nếu uống phải nước hồ. Ảnh: Pinterest.

Hồ Kivu, biên giới Rwanda và Congo, châu Phi
Hồ nước này trở nên nguy hiểm vì lượng khí metan và carbon dioxide khổng lồ mắc kẹt dưới hồ. Thực tế, nước hồ hoàn toàn vô hại, song chỉ cần một trận phun trào của núi lửa có thể giải phóng tất cả lượng hóa chất độc hại, đe dọa tính mạng hàng triệu người sống tại khu vực lân cận. Ảnh: MIT.

Hồ Karachay, Nga
Nằm trên dãy núi Ural, hồ nước phóng xạ này chịu ảnh hưởng từ thảm họa hạt nhân Kyshtym và Chernobyl. Người ta đồn thổi rằng hồ chứa nhiều bê tông hơn nước. Nếu đứng gần hồ khoảng một giờ, du khách hoàn toàn có nguy cơ tử vong vì bức xạ. Ảnh: Modern Notion.
Rio Tinto, Andalusia, Tây Ban Nha
Đây là dòng chảy pha trộn nhiều loại hóa chất độc hại và axit thải từ hoạt động khai thác kim loại nặng. Hậu quả là con sông nhuộm đỏ dài gần 100 km đổ ra vịnh Cassdiz, Tây Ban Nha. Tuy Rio Tinto là nơi chết chóc với con người, một loài vi khuẩn chịu cực hạn (thuộc nhóm extremophile) vẫn sống tại đây, chúng ăn kim loại và sunfua trong lòng sông mà không cần tới oxy.
Xem thêm: Những địa điểm bạn cần tránh xa nếu không muốn chết