
Khoảng 200.000 người ngày 18/5 theo dõi trực tiếp thánh lễ nhậm chức kéo dài khoảng hai giờ của Giáo hoàng Leo XIV, 69 tuổi, tại Quảng trường Thánh Peter và khu vực lân cận.
Trong số các khách mời có Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, Ngoại trưởng Marco Rubio, Tổng thống Ukraine, Israel, Nigeria, Peru, các Thủ tướng Italy, Canada, Australia, Đức, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Layen cùng nhiều thành viên và đại diện hoàng gia châu Âu.
Bộ trưởng Văn hóa Nga Olga Lyubimova dẫn đầu phái đoàn nước này tham dự thánh lễ.
Khoảng 200.000 người ngày 18/5 theo dõi trực tiếp thánh lễ nhậm chức kéo dài khoảng hai giờ của Giáo hoàng Leo XIV, 69 tuổi, tại Quảng trường Thánh Peter và khu vực lân cận.
Trong số các khách mời có Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, Ngoại trưởng Marco Rubio, Tổng thống Ukraine, Israel, Nigeria, Peru, các Thủ tướng Italy, Canada, Australia, Đức, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Layen cùng nhiều thành viên và đại diện hoàng gia châu Âu.
Bộ trưởng Văn hóa Nga Olga Lyubimova dẫn đầu phái đoàn nước này tham dự thánh lễ.

Trước buổi lễ, Giáo hoàng Leo XIV có chuyến đi đầu tiên đến Quảng trường Thánh Peter bằng xe chuyên dụng popemobile màu trắng.
Ông mỉm cười, vẫy chào đám đông tụ tập tại quảng trường. Các tín đồ vẫy cờ và reo hò chào đón Giáo hoàng.
Trước buổi lễ, Giáo hoàng Leo XIV có chuyến đi đầu tiên đến Quảng trường Thánh Peter bằng xe chuyên dụng popemobile màu trắng.
Ông mỉm cười, vẫy chào đám đông tụ tập tại quảng trường. Các tín đồ vẫy cờ và reo hò chào đón Giáo hoàng.
Giáo hoàng ban phước cho một em bé khi diễu hành qua quảng trường.

Lễ nhậm chức là cơ hội để các lãnh đạo quốc tế tiếp xúc. Tổng thống Ukraine Zelensky và Phó tổng thống JD Vance đã bắt tay nhau trước khi thánh lễ bắt đầu. Đây là lần đầu tiên họ gặp nhau kể từ khi có cuộc tranh cãi gay gắt tại Nhà Trắng hồi cuối tháng 2.
Lễ nhậm chức là cơ hội để các lãnh đạo quốc tế tiếp xúc. Tổng thống Ukraine Zelensky và Phó tổng thống JD Vance đã bắt tay nhau trước khi thánh lễ bắt đầu. Đây là lần đầu tiên họ gặp nhau kể từ khi có cuộc tranh cãi gay gắt tại Nhà Trắng hồi cuối tháng 2.

Buổi lễ bắt đầu bằng việc Giáo hoàng Leo XIV đi xuống nhà nguyện mộ Thánh Peter để cầu nguyện và xông hương.
Giáo hoàng sau đó tiến ra sảnh Vương cung Thánh đường Thánh Peter, nhập vào đoàn rước rồi đi ra quảng trưởng trong lúc thánh ca được cất lên. Video: AFP

Tại bàn thờ chính ở Quảng trường Thánh Peter, Giáo hoàng thực hiện nghi thức làm phép và rảy nước thánh.
Tại bàn thờ chính ở Quảng trường Thánh Peter, Giáo hoàng thực hiện nghi thức làm phép và rảy nước thánh.

Ba Hồng y thuộc ba đẳng (phó tế, linh mục, giám mục) đại diện ba châu lục trao các phẩm phục biểu tượng cho Giáo hoàng, trong đó có Dây Pallium và Nhẫn Ngư phủ. Video: Reuters

Hồng y Luis Antonio Tagle đến từ Philippines trao cho Giáo hoàng chiếc Nhẫn Ngư phủ có hình Thánh Peter. Nhẫn Ngư phủ xuất hiện từ thế kỷ 13, là một trong những vật phẩm dễ nhận biết nhất trong số các phẩm phục của Giáo hoàng.
Chiếc nhẫn tượng trưng cho quyền lực của Giáo hoàng với tư cách người kế vị Thánh Peter, vốn là một ngư dân. Nhẫn Ngư phủ từng được sử dụng để đóng dấu các tài liệu chính thức của Tòa thánh Vatican, song giờ chủ yếu phục vụ trong các nghi lễ.
Hồng y Luis Antonio Tagle đến từ Philippines trao cho Giáo hoàng chiếc Nhẫn Ngư phủ có hình Thánh Peter. Nhẫn Ngư phủ xuất hiện từ thế kỷ 13, là một trong những vật phẩm dễ nhận biết nhất trong số các phẩm phục của Giáo hoàng.
Chiếc nhẫn tượng trưng cho quyền lực của Giáo hoàng với tư cách người kế vị Thánh Peter, vốn là một ngư dân. Nhẫn Ngư phủ từng được sử dụng để đóng dấu các tài liệu chính thức của Tòa thánh Vatican, song giờ chủ yếu phục vụ trong các nghi lễ.

Phó tế sau đó trao Sách Phúc âm cho Giáo hoàng để ban phước lành cho đoàn tín hữu.
12 đại diện từ khắp nơi trên thế giới, gồm các giám mục, linh mục, giáo dân và những người mới được rửa tội, lên gặp Giáo hoàng Leo XIV, bày tỏ lòng trung thành và sự gắn bó với ông.
Phó tế sau đó trao Sách Phúc âm cho Giáo hoàng để ban phước lành cho đoàn tín hữu.
12 đại diện từ khắp nơi trên thế giới, gồm các giám mục, linh mục, giáo dân và những người mới được rửa tội, lên gặp Giáo hoàng Leo XIV, bày tỏ lòng trung thành và sự gắn bó với ông.

Trong bài phát biểu bằng tiếng Italy, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi xây dựng một Giáo hội đặt nền trên tình yêu của Thiên Chúa và một thế giới nơi hòa bình ngự trị.
"Trong thời đại của chúng ta, chúng ta vẫn thấy quá nhiều bất hòa, quá nhiều vết thương do lòng căm thù, bạo lực, định kiến, nỗi sợ khác biệt và một mô hình kinh tế khai thác tài nguyên của Trái Đất, gạt những người nghèo nhất ra bên lề", Giáo hoàng nói.
Lặp lại lời của cố Giáo hoàng Leo XIII, ông đặt câu hỏi: "Nếu tình yêu ngự trị, chẳng phải mọi xung đột sẽ chấm dứt và hòa bình sẽ trở lại hay sao?".
Trong bài phát biểu bằng tiếng Italy, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi xây dựng một Giáo hội đặt nền trên tình yêu của Thiên Chúa và một thế giới nơi hòa bình ngự trị.
"Trong thời đại của chúng ta, chúng ta vẫn thấy quá nhiều bất hòa, quá nhiều vết thương do lòng căm thù, bạo lực, định kiến, nỗi sợ khác biệt và một mô hình kinh tế khai thác tài nguyên của Trái Đất, gạt những người nghèo nhất ra bên lề", Giáo hoàng nói.
Lặp lại lời của cố Giáo hoàng Leo XIII, ông đặt câu hỏi: "Nếu tình yêu ngự trị, chẳng phải mọi xung đột sẽ chấm dứt và hòa bình sẽ trở lại hay sao?".

Giáo hoàng sau đó chủ trì lễ thánh hiến bánh và rượu để chúng trở thành máu và mình Chúa Jesus. Ông bẻ bánh và nâng ly rượu trước đám đông. Đây là Phụng vụ Thánh thể, nghi lễ tưởng niệm sự hy sinh và cứu chuộc của Chúa Jesus, đồng thời thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người.
Giáo hoàng sau đó chủ trì lễ thánh hiến bánh và rượu để chúng trở thành máu và mình Chúa Jesus. Ông bẻ bánh và nâng ly rượu trước đám đông. Đây là Phụng vụ Thánh thể, nghi lễ tưởng niệm sự hy sinh và cứu chuộc của Chúa Jesus, đồng thời thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Thiên Chúa và con người.

Trước khi khép lại thánh lễ, Giáo hoàng một lần nữa nhắc lại thông điệp hòa bình. Ông bày tỏ chia sẻ với nỗi đau của người dân tại những nơi đang có xung đột như Gaza, Ukraine, Myanmar.
Trước khi khép lại thánh lễ, Giáo hoàng một lần nữa nhắc lại thông điệp hòa bình. Ông bày tỏ chia sẻ với nỗi đau của người dân tại những nơi đang có xung đột như Gaza, Ukraine, Myanmar.

Một tín hữu có mặt tại Quảng trường Thánh Peter.
Giáo hoàng Leo XIV có tên thật Robert Francis Prevost, sinh ra ở Chicago, Mỹ, là Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử là người Mỹ. Ngoài ra, ông còn có quốc tịch Peru vì đã nhập tịch khi giữ vai trò giám mục giáo phận Chiclayo.
Nhiều người từ Mỹ và Peru đã đến Vatican để chứng kiến lễ nhậm chức.
Dominic Venditti, từ Seattle, cho biết anh "cực kỳ phấn khích". "Giáo hoàng thể hiện rõ sự xúc động", anh nói. "Xuất thân của ông ấy là điều làm tôi yêu thích".
Một tín hữu có mặt tại Quảng trường Thánh Peter.
Giáo hoàng Leo XIV có tên thật Robert Francis Prevost, sinh ra ở Chicago, Mỹ, là Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử là người Mỹ. Ngoài ra, ông còn có quốc tịch Peru vì đã nhập tịch khi giữ vai trò giám mục giáo phận Chiclayo.
Nhiều người từ Mỹ và Peru đã đến Vatican để chứng kiến lễ nhậm chức.
Dominic Venditti, từ Seattle, cho biết anh "cực kỳ phấn khích". "Giáo hoàng thể hiện rõ sự xúc động", anh nói. "Xuất thân của ông ấy là điều làm tôi yêu thích".
Nguyễn Tiến (Ảnh: Reuters, AP, AFP)