
0h ngày 23/7, quốc lộ 7 đoạn qua các xã Mường Xén, Tương Dương, Con Cuông (Nghệ An) ngập sâu hơn nửa mét, cây gỗ và rác thải ùn ứ hai bên đường khiến nhiều phương tiện không thể di chuyển, xảy ra ùn ứ cục bộ.
Chiều hôm trước, mưa lớn khiến nước từ sông suối dâng cao, đổ về hạ du với tốc độ mạnh.
"Mưa suốt đêm, nước xoáy rất nguy hiểm. Chúng tôi phải túc trực xuyên đêm, hướng dẫn người dân, phương tiện lên vị trí cao tránh trú, không cho đi qua vùng ngập vì có thể bị cuốn ngã bất cứ lúc nào", một cảnh sát giao thông cho biết.
0h ngày 23/7, quốc lộ 7 đoạn qua các xã Mường Xén, Tương Dương, Con Cuông (Nghệ An) ngập sâu hơn nửa mét, cây gỗ và rác thải ùn ứ hai bên đường khiến nhiều phương tiện không thể di chuyển, xảy ra ùn ứ cục bộ.
Chiều hôm trước, mưa lớn khiến nước từ sông suối dâng cao, đổ về hạ du với tốc độ mạnh.
"Mưa suốt đêm, nước xoáy rất nguy hiểm. Chúng tôi phải túc trực xuyên đêm, hướng dẫn người dân, phương tiện lên vị trí cao tránh trú, không cho đi qua vùng ngập vì có thể bị cuốn ngã bất cứ lúc nào", một cảnh sát giao thông cho biết.

Hàng chục ngôi nhà ở xã Mường Xén đã bị nước tràn vào bên trong, sâu hơn 1,5 m, làm hư hỏng nhiều đồ điện tử, cuốn trôi một số máy móc, đồ dùng, tài liệu, máy tính. Đêm qua toàn xã Mường Xén mất điện.
Hàng chục ngôi nhà ở xã Mường Xén đã bị nước tràn vào bên trong, sâu hơn 1,5 m, làm hư hỏng nhiều đồ điện tử, cuốn trôi một số máy móc, đồ dùng, tài liệu, máy tính. Đêm qua toàn xã Mường Xén mất điện.

Một người dân ở xã Mường Xén dùng xe đẩy di chuyển đàn lợn đi tránh lũ.
Lúc 19h25 ngày 22/7, sau 9 giờ đổ bộ vào khu vực Hưng Yên - Thanh Hóa, bão Wipha đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tiếp tục gây mưa to cho Thanh Hóa và Nghệ An. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết áp thấp nhiệt đới có sức gió cấp 7, giật cấp 9 tại khu vực Ninh Bình - Thanh Hóa.
Một người dân ở xã Mường Xén dùng xe đẩy di chuyển đàn lợn đi tránh lũ.
Lúc 19h25 ngày 22/7, sau 9 giờ đổ bộ vào khu vực Hưng Yên - Thanh Hóa, bão Wipha đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tiếp tục gây mưa to cho Thanh Hóa và Nghệ An. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết áp thấp nhiệt đới có sức gió cấp 7, giật cấp 9 tại khu vực Ninh Bình - Thanh Hóa.

Tại một số xã giáp ranh Mường Xén, công an và chính quyền địa phương đã đến từng hộ vận động người dân di chuyển lên khu vực cao, hỗ trợ di dời tài sản, vật dụng thiết yếu trước khi lũ tràn qua.
Tính đến sáng 23/7, Nghệ An đã sơ tán 591 hộ dân tại các xã Nhôn Mai, Hữu Kiệm, Tam Thái, Tam Hợp, Mường Quàng, Huồi Tụ, Quế Phong, Nga My, Tiền Phong và Mường Xén nhằm phòng ngừa nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt cục bộ.
Tại một số xã giáp ranh Mường Xén, công an và chính quyền địa phương đã đến từng hộ vận động người dân di chuyển lên khu vực cao, hỗ trợ di dời tài sản, vật dụng thiết yếu trước khi lũ tràn qua.
Tính đến sáng 23/7, Nghệ An đã sơ tán 591 hộ dân tại các xã Nhôn Mai, Hữu Kiệm, Tam Thái, Tam Hợp, Mường Quàng, Huồi Tụ, Quế Phong, Nga My, Tiền Phong và Mường Xén nhằm phòng ngừa nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt cục bộ.

Một cán bộ xã cho biết nước dâng quá nhanh, trong khoảng 30 phút đã ngập hơn 5 cm. Mọi người chỉ kịp gom vài bộ đồ, cầm theo máy tính, điện thoại đi tránh trú. Những vật dụng nặng như máy tính để bàn, máy photocopy, tủ lạnh... thì không thể mang theo, bị nước ngấm hư hỏng.
Một cán bộ xã cho biết nước dâng quá nhanh, trong khoảng 30 phút đã ngập hơn 5 cm. Mọi người chỉ kịp gom vài bộ đồ, cầm theo máy tính, điện thoại đi tránh trú. Những vật dụng nặng như máy tính để bàn, máy photocopy, tủ lạnh... thì không thể mang theo, bị nước ngấm hư hỏng.

Dù chủ động đề phòng từ trước, song nhiều tài sản của người dân vẫn bị lũ tràn vào nhà cuốn trôi ra đường. Một chiếc tủ lạnh bị cuốn ra quốc lộ 7, trôi về hạ du.
Dù chủ động đề phòng từ trước, song nhiều tài sản của người dân vẫn bị lũ tràn vào nhà cuốn trôi ra đường. Một chiếc tủ lạnh bị cuốn ra quốc lộ 7, trôi về hạ du.

Tại quốc lộ 48 đoạn qua xã Quỳ Châu và Châu Tiến, thuộc huyện Quỳ Châu cũ, lúc hơn 22h ngày 22/7 nước các sông dâng cao, ngập đường gần một mét. Một số ôtô chạy qua khu vực này chết máy, được lực lượng chức năng buộc dây kéo qua đoạn đường ngập.
Tại quốc lộ 48 đoạn qua xã Quỳ Châu và Châu Tiến, thuộc huyện Quỳ Châu cũ, lúc hơn 22h ngày 22/7 nước các sông dâng cao, ngập đường gần một mét. Một số ôtô chạy qua khu vực này chết máy, được lực lượng chức năng buộc dây kéo qua đoạn đường ngập.

Tại một số cơ quan, công sở ở xã Mường Xén nước tràn vào các phòng, cuốn trôi một số đồ đạc ra giữa sân. Cán bộ tất bật huy động người thu dọn.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An cho biết lực lượng chức năng ghi nhận một người ở xã Nậm Cắn mất tích do nước cuốn; 161 nhà hư hỏng; 2 trụ sở xã ngập nước; 45 vị trí sạt lở trên quốc lộ và đường tỉnh do ảnh hưởng của bão Wipha.
Tại một số cơ quan, công sở ở xã Mường Xén nước tràn vào các phòng, cuốn trôi một số đồ đạc ra giữa sân. Cán bộ tất bật huy động người thu dọn.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An cho biết lực lượng chức năng ghi nhận một người ở xã Nậm Cắn mất tích do nước cuốn; 161 nhà hư hỏng; 2 trụ sở xã ngập nước; 45 vị trí sạt lở trên quốc lộ và đường tỉnh do ảnh hưởng của bão Wipha.

Lúc 1h ngày 23/7, nước lũ dâng cao đã ngập đến nửa cửa cổng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mỹ Lý 2 (Nghệ An). Bên trong, nước tràn lên các dãy nhà cấp 4, gây hư hỏng toàn bộ nội thất. Thiệt hại gồm 12 tivi, 5 tủ lạnh, 22 máy tính, 1,7 tấn gạo dự trữ cho học sinh bán trú và nhiều giấy tờ bị ngấm nước.
“Nhiều năm qua, nhờ sự hỗ trợ của nhà hảo tâm và chính quyền, nhà trường mới tích góp được số trang thiết bị ấy, nhưng trận lũ đã khiến thầy trò trắng tay”, thầy Trần Sỹ Hà, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, ngày 23/7, mưa lớn tiếp tục tập trung tại phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An với lượng phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 300 mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa 20-50 mm, có nơi trên 100 mm. Cảnh báo nguy cơ mưa lớn cường suất trên 150 mm trong 3 giờ, tiềm ẩn rủi ro ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Lúc 1h ngày 23/7, nước lũ dâng cao đã ngập đến nửa cửa cổng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mỹ Lý 2 (Nghệ An). Bên trong, nước tràn lên các dãy nhà cấp 4, gây hư hỏng toàn bộ nội thất. Thiệt hại gồm 12 tivi, 5 tủ lạnh, 22 máy tính, 1,7 tấn gạo dự trữ cho học sinh bán trú và nhiều giấy tờ bị ngấm nước.
“Nhiều năm qua, nhờ sự hỗ trợ của nhà hảo tâm và chính quyền, nhà trường mới tích góp được số trang thiết bị ấy, nhưng trận lũ đã khiến thầy trò trắng tay”, thầy Trần Sỹ Hà, Hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, ngày 23/7, mưa lớn tiếp tục tập trung tại phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An với lượng phổ biến 100-200 mm, có nơi trên 300 mm. Các khu vực khác ở Bắc Bộ và Hà Tĩnh có mưa 20-50 mm, có nơi trên 100 mm. Cảnh báo nguy cơ mưa lớn cường suất trên 150 mm trong 3 giờ, tiềm ẩn rủi ro ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.

Người dân xã Mường Xén di chuyển đồ đạc chạy lũ khi nước dâng ngập đường hơn nửa mét, khuya 22/7. Video: Đào Thọ
Đức Hùng