Trước đây, thời trang xa xỉ là "mảnh đất màu mỡ" của ba ông lớn: Kering (chủ sở hữu Gucci, Yves Saint Laurent, Balenciaga), LVMH - công ty mẹ của Louis Vuitton, Fendi, Marc Jacobs và Richemont (sở hữu Cartier, Chloé, Mont Blanc). Hiện nay, với chiến lược tập trung vào thế hệ có độ tuổi 25-35 hoặc trẻ hơn, Michael Kors hướng đến thị trường hàng hiệu vừa túi tiền.

Một cửa hàng Michael Kors. Ảnh: BPT Real Estate.
Năm 2017, Michael Kors mua lại hàng thời trang cao cấp Jimmy Choo với giá 1,4 tỷ USD, một năm sau đó hoàn tất bản hợp đồng 2,1 tỷ USD với thương hiệu Versace. Theo CEO John Idol, lý do cho nước đi táo bạo này là tham vọng trở thành đế chế hàng xa xỉ, đối tượng hãng nhắm đến là Millennials (sinh trước năm 1996) và Gen Z (từ 1996 trở đi). Năm ngoái, tập đoàn này đổi tên thành Capri Holdings.
Theo nghiên cứu từ Bain & Company, Inc., ước tính năm 2025, 40% doanh thu của thị trường thời trang xa xỉ thế giới phụ thuộc vào Millennials và Gen Z. Từ đây, ngành thời trang xa xỉ toàn cầu được tái định hình với hai nhóm khách chính này.

Đối tượng trẻ là phân khúc được Michael Kors ưu tiên. Ảnh: Sharpmagazine.
Bên cạnh tập trung vào đối tượng khách hàng trẻ tuổi, các hãng xa xỉ phẩm cũng khai thác nhóm khách trung - những người thích hàng hiệu và khao khát sở hữu chúng. Do đó, sản xuất thêm hàng hiệu vừa túi tiền có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhóm khách trên. Trong khi hãng không tự hạ thấp hình ảnh thương hiệu với khách cao cấp, giới thượng lưu.

Ảnh: Montecristomagazine.
Vân Nguyễn (Theo CNBC)
Joolux là sàn giao dịch hàng hiệu chính hãng đã qua sử dụng, nơi cộng đồng đam mê hàng hiệu Việt có thể tham gia ký gửi, mua bán các sản phẩm cùng loạt dịch vụ hỗ trợ như: kiểm định, cho thuê và sửa chữa, phục hồi hàng hiệu.
Người tiêu dùng và độc giả có thể đóng góp ý kiến dưới mỗi bài viết để cùng chia sẻ, kết nối với cộng đồng yêu thích hàng hiệu và thời trang cao cấp. |