![]() |
Nhìn vào chữ thập từ gần đến xa, sẽ có lúc chấm đen bên cạnh biến mất. |
Tại "điểm mù", võng mạc không thể nào tiếp thu được tín hiệu từ bên ngoài. Nếu nhìn bằng cả hai mắt thì cả hai điểm mù nằm lệch nhau, nhờ đó ta mới có thể thấy được tất cả các vật trước mắt.
Nếu không tin, bạn hãy làm thí nghiệm vui sau đây (tốt nhất, nên vẽ lại hình lên một tờ giấy).
Lấy tay bịt mắt trái lại, để mắt phải thật gần hình vẽ và tập trung nhìn vào chữ thập (trên). Tuy nhìn vào chữ thập nhưng bạn vẫn thấy được phảng phất chấm tròn đen bên cạnh đó. Bây giờ từ từ đưa mắt ra xa, đến một lúc nào đó chấm đen sẽ biến mất. Đó là lúc chấm đen rơi vào điểm mù.
Khi đã làm quen, ta có thể thực nghiệm với dấu thập và hình tròn to. Bạn có thể đưa cả vòng tròn đen khá to vào điểm mù một cách dễ dàng.
Câu nói "mắt ai cũng bị mù" còn có thể được hiểu theo nghĩa bóng. Khi nhìn nhận một sự việc, cần tham khảo ý kiến của nhiều người khác (mắt thứ hai) thì mới hiểu đúng được bản chất của nó.
(Theo KH&ĐS, 25/6)