Mới đây, Hội Nhi khoa Việt Nam và Hội Phụ sản Việt Nam đã phối hợp cùng Mead Johnson Nutrition Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên gia với chủ đề "Can thiệp dinh dưỡng nhằm hạn chế ảnh hưởng của sinh mổ lên sức khỏe của trẻ" tại TP HCM.
Buổi hội thảo quy tụ 20 chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, sơ sinh, tiêu hóa và dinh dưỡng cùng chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận các hậu quả liên quan đến trẻ sinh mổ và các giải pháp dinh dưỡng đầu đời giúp cải thiện sức khỏe ngắn hạn cũng như lâu dài của trẻ.
Tiếp nối chuỗi hoạt động mang tầm quốc tế, Hội thảo "2024 ASEAN Regional Nurse Nutrition and Brain Academy" (Học viện dinh dưỡng khu vực Đông Nam Á) được Hội Nữ hộ sinh Việt Nam phối hợp cùng Mead Johnson Nutrition Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng. Đây là cơ hội để các nhân viên y tế tiếp cận giải pháp hoàn thiện dinh dưỡng theo nhu cầu để cho trẻ có sự khởi đầu toàn diện, đặc biệt là hỗ trợ toàn diện cho trẻ sinh mổ thông qua dinh dưỡng.
Tác động của sinh mổ lên nguy cơ sức khoẻ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Theo BS. CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, hệ vi sinh đường ruột được hình thành ngay sau khi sinh và có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Trong đó, trẻ sinh mổ thường dễ bị loạn khuẩn; việc xâm nhập sớm và phát triển các vi sinh vật có hại trong đường ruột gây nhiều tác hại đến sức khỏe của trẻ.
Về ngắn hạn, trẻ sinh mổ có tỷ lệ nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng hô hấp và nhập viện trong giai đoạn đầu đời cao hơn trẻ sinh thường. Trẻ sinh mổ có nguy cơ dị ứng cao hơn.
Về dài hạn, quá trình trưởng thành không hoàn thiện của hệ vi sinh đường ruột có thể gây rối loạn trục ruột - não, phổi, da. Do đó, mổ lấy thai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa.
Không những thế, mổ lấy thai còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của trẻ, thông qua làm chậm quá trình myelin hóa, giảm tính toàn vẹn trong vi cấu trúc chất trắng, giảm dẫn truyền kết nối thần kinh giai đoạn thơ ấu sớm, từ đó làm thay đổi nhận thức và hành vi của trẻ. Các khảo sát gần đây cho thấy có mối liên quan giữa trẻ sinh mổ và các rối loạn phổ tự kỷ và rối loạn tăng động giảm chú ý cũng như thành tích học tập thấp hơn so với trẻ sinh ngả âm đạo.
"Trẻ sinh mổ có nguy cơ cao bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến nhiều bệnh tật trong giai đoạn sơ sinh và những năm tiếp theo. Với tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng, các giải pháp hỗ trợ nhằm cải thiện các bất lợi mà trẻ sinh mổ phải đối diện là cần thiết", bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi nhấn mạnh.
PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi Đồng, TP.HCM, Phó Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP HCM cho biết, đường ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất của cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột và hệ miễn dịch ở ruột tương tác chặt chẽ và liên tục với nhau để chống lại các dị nguyên hoặc các tác nhân gây hại.
Không những thế, ruột và não có tương tác qua lại chặt chẽ với nhau nhờ các chất dẫn truyền thần kinh và các chất hóa học trong hệ tuần hoàn. Trẻ sinh mổ tiếp xúc đầu tiên với vi sinh vật từ môi trường bệnh viện và nhân viên y tế, nên nhận các hại khuẩn, dẫn đến loạn khuẩn ruột (dysbiosis) gây nhiều hậu quả, cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, can thiệp phù hợp sẽ giúp giảm thiểu sự khác biệt này.
Chiến lược can thiệp dinh dưỡng từ sớm
Theo TS.BS. Lưu Thị Mỹ Thục - Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương, các can thiệp dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời bằng cách nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung dưỡng chất đặc biệt có thể hỗ trợ phục hồi hệ vi sinh đường ruột cho trẻ sinh mổ.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu giúp định hình và phát triển hệ vi sinh đường ruột có lợi cho trẻ, nhờ chứa các chất dinh dưỡng (đa lượng và vi lượng) và nhiều chất khác có tính năng hoạt tính sinh học quan trọng.
Các áp lực trong quá trình sinh mổ có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ, trong các trường hợp không có sữa mẹ, hỗ trợ sữa công thức có thành phần gần giống sữa mẹ là một giải pháp giúp phục hồi hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ trục ruột - miễn dịch - não.
Cụ thể, các prebiotic 2'-FL, PDX/GOS giúp hỗ trợ phát triển lợi khuẩn không chỉ Bifidobacterial mà còn Lactobacilli tương tự trẻ bú mẹ, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm đáp ứng viêm, điều hòa miễn dịch, giảm tỷ lệ dùng thuốc kháng sinh.
Các Protein liên kết MFGM (màng cầu chất béo) và DHA giúp cung cấp chất trung gian điều hoà miễn dịch cũng như kích hoạt và điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, từ đó giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp và tiêu hóa thường gặp, giảm số ngày sốt và nguy cơ sử dụng thuốc hạ sốt. Bổ sung dinh dưỡng có hàm lượng cao MFGM và DHA giúp trẻ đạt các cột mốc phát triển trí não sớm hơn 1-2 tháng và lâu dài đến 5,5 tuổi.
Bổ sung hệ dưỡng chất cần thiết MFGM, DHA, 2'FL HMO, PDX/GOS có thể giúp giảm tác động của việc sinh mổ đến sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện sức khỏe cả miễn dịch, trí não ngắn hạn và lâu dài cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn đầu đời.
Theo các chuyên gia, các can thiệp dinh dưỡng nhằm khắc phục tác hại của mổ lấy thai đối với hệ vi sinh đường ruột giai đoạn đầu đời được coi là chiến lược hiệu quả để cân bằng và phục hồi các loạn khuẩn ruột ở trẻ sinh mổ không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Thế Đan
Mead Johnson Nutrition mang tới giải pháp dinh dưỡng phù hợp, tạo bệ phóng cho trẻ sinh mổ với sản phẩm Enfagrow A+ Neuro Pro C-Sec với hệ dưỡng chất Cbiome (MFGM, DHA, 2'FL HMO, PDX/GOS, Inulin) được chứng minh lâm sàng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hoàn thiện phát triển trí não ngắn hạn và lâu dài cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn đầu đời.