Các điều tra viên Mỹ khi phân tích mảnh khí cầu sẽ tìm hiểu về đặc tính, mục đích sử dụng và năng lực của vật thể đã bay trên không phận suốt 7 ngày.
Hải quân Mỹ công bố ảnh trục vớt một khí cầu do thám tầm cao trên vùng biển ngoài khơi bang Nam Carolina, nhưng không nêu nguồn gốc vật thể.
Việc Mỹ bắn hạ khí cầu Trung Quốc xâm nhập không phận đã thổi bùng tranh cãi giữa hai nước, đẩy châu Âu vào tình thế khó xử vì không thể "chọn phe".
Thiết bị khí tượng Mỹ có thể lơ lửng vài giờ và đi xa hàng trăm km, trong khi khí cầu Trung Quốc có thể ở trên trời nhiều ngày và di chuyển hàng nghìn km.
Tranh cãi về "khí cầu do thám" và thỏa thuận quân sự Mỹ - Philippines khiến đà tan băng trong quan hệ Mỹ - Trung chững lại, đẩy căng thẳng gia tăng, theo giới chuyên gia.
Chỉ huy Bộ tư lệnh phương Bắc quân đội Mỹ thừa nhận nước này nhiều lần không phát hiện khí cầu Trung Quốc do "lỗ hổng" trong hệ thống giám sát.
Mỹ thông báo đang thu hồi các mảnh vỡ từ khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ để phân tích và không có kế hoạch trả lại cho Bắc Kinh.
Trung Quốc đe dọa "đáp trả tương xứng" vụ Mỹ bắn rơi khí cầu, nhưng nhiều khả năng sẽ không hành động quyết liệt, nhằm tránh quan hệ song phương xấu đi.
Tiêm kích F-22 mang cả pháo và tên lửa, nhưng chỉ AIM-9X giá gần 400.000 USD mới bảo đảm khả năng diệt mục tiêu có tiết diện radar nhỏ như khí cầu.
Global Times dẫn lời chuyên gia cho rằng Mỹ phản ứng thái quá khi điều tiêm kích F-22 phóng tên lửa gần 400.000 USD để bắn rơi khí cầu Trung Quốc.
Ông Trump chỉ trích chính quyền Biden "kém cỏi" và gọi sự việc khí cầu "do thám" Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời Mỹ là "nỗi hổ thẹn".
Colombia cho biết đã phát hiện một vật thể giống khí cầu bay trong không phận, sau sự kiện Mỹ bắn hạ khí cầu Trung Quốc trên bầu trời.
Đảng Cộng hòa cho rằng ông Joe Biden phản ứng thiếu quyết đoán trong vụ khí cầu Trung Quốc bay vào Mỹ, trong khi phe Dân chủ bênh vực Tổng thống.
Khi ông Biden biết khí cầu của Trung Quốc đang bay trên bầu trời Montana ở độ cao hơn 18 km, phản ứng đầu tiên của ông là muốn bắn hạ nó.
Tiêm kích tàng hình F-22 Mỹ phóng tên lửa tầm nhiệt hiện đại bậc nhất thế giới AIM-9X Sidewinder trị giá gần 400.000 USD để hạ khí cầu Trung Quốc.
Khí cầu đi từ Trung Quốc qua Mỹ, bay gần một số căn cứ chiến lược của Washington trước khi bị bắn hạ trên Đại Tây Dương ngày 4/2.
Những mảnh vỡ từ khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ sẽ được đưa tới phòng thí nghiệm của FBI ở Virginia để phân tích.
Tổng thống Biden cho biết tiêm kích Mỹ dùng tên lửa bắn hạ khí cầu Trung Quốc khi nó bay ngoài khơi bờ biển Nam Carolina.
Trung Quốc cáo buộc chính trị gia, truyền thông Mỹ "lợi dụng vụ khí cầu bay lạc" vào lãnh thổ Mỹ để "làm mất uy tín" của Bắc Kinh.
Mỹ chưa dùng tiêm kích bắn hạ thiết bị được cho là khí cầu do thám Trung Quốc nhằm tránh tạo tiền lệ xấu cũng như tranh cãi không cần thiết.