Người gửi: Trần Vũ Linh
Công việc nào cũng là công việc cả, với tôi một anh làm nghiên cứu và một anh đạp xích lô cũng như nhau. Anh may mắn hơn nên có điều kiện học cao, và đừng có ý chê bai những người không có điều kiện đi học. Nếu xã hội này là thế giới phẳng thì không biết ai hơn ai đâu.
Với nghề nghiên cứu khoa học, thông thường có 3 nguyên nhân: công việc vì lý tưởng (sống hết mình vì sự phát triển đất nước và tôi rất tôn trọng trường hợp này); công việc vì muốn sống an phận (sống bằng ngân sách Nhà nước mà, lo gì thất nghiệp, kết quả à? Có cũng được mà không có cũng chẳng sao); thứ ba là trường hợp khác (do thuyên chuyển, muốn cống hiến nhưng khó khăn quá...)
Có phải anh Phương muốn đề cập đến trường hợp thứ 1 và anh Hoàn đề cập đến trường hợp thứ 2?
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, hiệu quả là yếu tố sống còn, kể cả nghiên cứu khoa học. Đứng góc độ một chủ doanh nghiệp, có bao giờ anh thuê một người lập chiến lược phát triển doanh nghiệp và để anh ta tự do trong suốt 6 tháng để chờ chiến lược của anh ta không? Không bao giờ. Làm chiến lược cũng phải có phương pháp. Muốn đạt mục tiêu dài hạn phải có mục tiêu ngắn hạn.
Trong trường hợp này, nhân dân chính là chủ doanh nghiệp. Họ có quyền đòi hỏi sự minh bạch. Đúng như anh Hoàn nói là cần phải hệ thống lại đội ngũ nghiên cứu hiện tại, cho dù anh làm việc vì lý tưởng hay vì an phận. Tôi có vài ý kiến sau:
- Quản lý theo dự án: kinh phí sẽ được cấp theo dự án khả thi và có thời gian cam kết hoàn thành. Sau mỗi gian đoạn nhất định phải báo cáo kết quả đạt được. Sau thời hạn cam kết mà kết quả chưa rõ ràng và không có giải trình hợp lý thì dự án sẽ đóng cửa. Dự án hoàn thành thì sẽ có thưởng riêng có các nhà nghiên cứu trong đội dự án.
Tôi xin khẳng định là đội ngũ khoa học của ta đầy năng lực chuyên môn, nhưng cái họ cần là gì: cơ chế quản lý, hệ thống quản lý, vận hành, cơ sở vật chất, hạ tầng... những cái này ta hoàn toàn có thể chủ động được. Vậy tại sao lại chưa thực hiện?