VnExpress Kinh doanh
  • Hành tinh kêu cứu
  • Chính sách
  • Sống bền vững
  • Doanh nghiệp xanh
  • Cẩm nang Net Zero
  • Sáng kiến
  • Video
  • Trở lại Kinh doanh
  • Kinh doanh
  • Netzero
  • Doanh nghiệp xanh
Chủ nhật, 12/1/2025, 08:14 (GMT+7)

Các quỹ ESG bị rút ròng gần 16 tỷ USD, số mở mới giảm 15 lần

MỹTài chính bền vững trải qua một năm đầy biến động với gần 16 tỷ USD rút ròng cùng lượng quỹ ESG lập mới giảm mạnh.

Các quỹ ESG tại Mỹ chứng kiến lượng rút ròng 15,9 tỷ USD tính đến cuối tháng 9 năm ngoái, trong khi các quỹ tại châu Âu thu về 37,3 tỷ USD, Reuters dẫn số liệu từ công ty theo dõi đầu tư Morningstar.

Du khách đi ngang qua sàn giao dịch chứng khoán New York tháng 9/2022. Ảnh: AP

Du khách đi ngang qua sàn giao dịch chứng khoán New York tháng 9/2022. Ảnh: AP

Tại Mỹ, số quỹ này thành lập mới năm vừa qua chỉ còn 7, giảm gần 15 lần so với năm 2022, cùng với lượng quỹ đóng cửa tăng lên 36. Thực tiễn chính trị của Mỹ đã thúc đẩy một số doanh nghiệp giảm mục tiêu khí hậu và đa dạng, bao trùm để tránh làn sóng chỉ trích. Trong động thái mới nhất, sáu ngân hàng lớn nhất của xứ cờ hoa đã rời liên minh Net Zero.

Trên phạm vi toàn thế giới, số quỹ bền vững đóng cửa cao hơn nhiều số mới thành lập. Nguyên nhân do phản ứng dữ dội từ các chính trị gia Mỹ cùng quy tắc ngày càng nghiêm ngặt của Liên minh châu Âu buộc các quỹ phải chứng thực về tính bền vững của họ.

Bên cạnh đó, nhiều lo ngại về tính "xanh" của các quỹ thực tế có như tuyên bố, tính không chắc chắn về quy chế và phản ứng dữ dội liên quan đến mục tiêu ESG, theo bà Hortense Bioy - Trưởng phòng nghiên cứu đầu tư bền vững của Morningstar.

Năm 2025, xu hướng tài chính bền vững ở Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng bởi chính trị chứ không phải khí hậu. Mặc dù nhiều lo ngại rằng chính quyền của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ làm suy yếu một số sáng kiến ESG, ví dụ đề xuất cắt hỗ trợ chuyển đổi xe xăng sang xe điện, tài chính bền vững sẽ được thúc đẩy bởi nhiều động lực thị trường cơ bản như nhu cầu về năng lượng xanh, bà Hortense nói thêm.

Các chuyên gia dự đoán đầu tư bền vững trên toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2025 dù vẫn còn nhiều chênh lệch giữa cách tiếp cận của Mỹ và các nước châu Âu. Tại Mỹ, các nhà đầu tư sẽ hướng dòng tiền để tránh các rủi ro chính trị hoặc danh tiếng tiềm ẩn, theo ông Tom Willman - Trưởng nhóm pháp chế công ty công nghệ bền vững Clarity AI.

Thực tế, trong năm 2024, dòng tiền huy động qua trái phiếu bền vững vẫn tiếp tục tăng ở châu Mỹ (16,9%) và châu Âu (10,7%), theo công ty dữ liệu và công nghệ tài chính LSEG. Theo giới phân tích, điều cần thiết là các khoản đầu tư như vậy phải mang lại lợi ích kinh tế cho cả công ty và nhà đầu tư.

Bảo Bảo (theo Reuters)

  Trở lại Kinh doanhTrở lại Kinh doanh
Copy link thành công
×
  • Hành tinh kêu cứu
  • Chính sách
  • Sống bền vững
  • Doanh nghiệp xanh
  • Cẩm nang Net Zero
  • Sáng kiến
  • Video

Điều khoản sử dụng Chia sẻ: Sao chép thành công
Báo điện tử VnExpress
Báo tiếng Việt nhiều người xem nhất
Thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ
Số giấy phép: 548/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 24/08/2021

Tổng biên tập: Phạm Văn Hiếu
Địa chỉ: Tầng 10, Tòa A FPT Tower, số 10 Phạm Văn Bạch,
Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 7300 8899 - máy lẻ 4500

© 1997-2025. Toàn bộ bản quyền thuộc VnExpress