Trả lời:
Chào bạn,
Trước hết, bạn và vợ cần đối diện với những điểm bất đồng trong quan hệ hôn nhân để cố gắng cải thiện sao cho hòa hợp hơn. Bạn nên tâm niệm rằng cuộc hôn nhân nào cũng có thăng trầm, cả hai sẽ phải trải qua những giai đoạn khó khăn để cùng chung vai sát cánh với nhau trên chặng đường dài.
Nếu sau mọi cố gắng ấy mà bạn và vợ vẫn quyết định chia tay thì mới bàn tính đến các vấn đề thỏa thuận sau ly hôn. Về vấn đề nuôi con, tùy vào điều kiện mà hãy cho con được nuôi dưỡng và dạy dỗ một cách tốt nhất.
Trong trường hợp cả hai không thỏa thuận được việc nuôi con thì sẽ có sự can thiệp của tòa án. Căn cứ để quyết định quyền trực tiếp nuôi con dựa vào quyền lợi mọi mặt của con như điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, điều kiện học tập, đi lại nên có thể thấy người có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, thói quen sinh hoạt… sẽ có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con.
Tuy nhiên, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ là người trực tiếp nuôi. Trong trường hợp của bạn nếu dựa vào tuổi của con, điều kiện sống của vợ thì vợ sẽ có quyền nuôi con. Nhưng hơn hết là lợi ích chung của con được đảm bảo. Dẫu không trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng bạn vẫn có quyền thăm và thực hiện nghĩa vụ đóng góp nuôi con.
Chúc bạn sớm giải quyết được vấn đề.
Ban tư vấn Tâm lý
Tổng đài 19006233
Viện Tâm lý và Giáo dục Pháp luật