Năm 2016, người Việt tiêu thụ 3,8 tỷ lít bia, tăng gần 400.000 lít so với năm 2015. Rõ ràng, người Việt đang uống bia ngày càng nhiều nhưng khi tiếp xúc với nhiều người thích uống bia, tôi thấy họ chưa hiểu biết hết về loại thức uống này. Tôi nghiệm ra một điều: với một quốc gia dân số trẻ và tiêu thụ bia đứng top 10 thế giới như Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết bia mình chọn nấu từ 100% lúa mạch hay pha trộn lúa mạch với các ngũ cốc khác.
Đa số các bạn trẻ được hỏi về nguyên liệu bia đều… lóng ngóng, dù họ có “gout” hơn, khó tính hơn các bậc cha anh khi chọn bia. Hy vọng, bài viết này của tôi có thể cung cấp những thông tin đáng giá, giúp các bạn hiểu thêm về hương vị bia đích thực.
Theo tôi, bia ngon phải làm từ 100% lúa mạch. Ngũ cốc nào cũng có thể nấu bia nhưng lịch sử ngành bia đã công nhận: lúa mạch mới chính là nguyên liệu đỉnh cao để làm ra hương vị bia hảo hạng.
![Lúa mạch là thành phần quan trọng tạo nên bia chuẩn vị.](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2018/04/16/222222-9287-1523870660.png?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=aFG6urMOHmvY9cxpPIJKqQ)
Lúa mạch là thành phần quan trọng tạo nên bia chuẩn vị.
So với tất cả ngũ cốc khác, lúa mạch cho hương vị bia thơm nồng khó cưỡng mà theo các chuyên gia về bia trên thế giới là “lôi cuốn”. Tôi thích quan điểm của anh Trang Nhật Tuấn - chủ nhà hàng bia tươi nổi tiếng tại TP HCM. Anh ấy cho rằng bia 100% lúa mạch là chuẩn vị. Bia hảo hạng được nấu từ loại lúa mạch thu hoạch vào mùa xuân, nhằm đảm bảo hương vị trọn vẹn và màu sắc vàng óng tinh khiết cho bia. 100% lúa mạch thường cho hương bia đậm đà mà dịu nhẹ, vị bia cân bằng nhưng thấm sâu.
Bia làm từ 100% lúa mạch có hương thơm nồng đặc trưng, uống xong cho dư vị khoan khoái, kích thích vị giác và đặc biệt cảm giác đầu óc rất dễ chịu. Điều ấn tượng mạnh mẽ nữa của bia làm từ lúa mạch là hương vị cân bằng, dù uống trực tiếp từ chai, không cần đá vẫn cảm nhận sự sảng khoái ngay từ ngụm đầu tiên.
Tôi được biết, khi nhắc đến bia ngon, Đức vẫn là chuẩn mực, chưa bao giờ lỗi thời. Một trong những bí quyết “vàng” làm nên chất lượng thượng hạng là nấu bia hoàn toàn từ lúa mạch, tạo nên hương vị cả thế giới say mê. Ngày nay, khi thế giới đã xuất hiện hàng trăm loại bia với công thức pha trộn nguyên liệu hoàn toàn mới, bia 100% lúa mạch vẫn giữ vững ngôi vị đỉnh cao của nó.
Nhưng tôi nghĩ bia 100% lúa mạch đang ngày càng “hiếm có khó tìm”. Lý do là sản lượng lúa mạch trên thế giới trung bình vào khoảng 135 triệu tấn mỗi năm, nhưng chỉ 17 triệu tấn đạt chất lượng, trong đó 94% dùng để nấu bia. Điều này cũng dễ hiểu vì sao lúa mạch lại có giá thành đắt đỏ hơn các loại ngũ cốc khác.
![Việt Nam chỉ có khoảng 3 thương hiệu bia làm từ 100% lúa mạch.](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2018/04/16/3-2577-1523870660.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=-hy7X3LF_x45cyPtO29M5Q)
Việt Nam có khoảng ba thương hiệu bia làm từ 100% lúa mạch.
Nhiều thương hiệu bia trên thế giới, cả những “ông lớn” trong ngành này đã chọn cách pha trộn lúa mạch với các nguyên liệu khác để nấu bia như: gạo, ngô,… Đây là các loại ngũ cốc khá phổ biến, rẻ hơn, dễ tìm thấy ở khắp mọi nơi. Cách này nhằm tối ưu hoá chi phí sản xuất, mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Vậy với cùng mức giá, bạn muốn thưởng thức hương vị nguyên bản đặc trưng hay hương vị hấp dẫn nhưng không thực chất?
Từ nhiều năm nay, bia làm từ 100% lúa mạch đã thực sự là “hàng hiếm” trong thế giới bia. Những thương hiệu vẫn tiếp tục sản xuất bia 100% lúa mạch hiện nay đa số đều là các thương hiệu quốc tế như Beck’s Ice, Heineken, Carlsberg…
![Năm 2016, người Việt tiêu thụ 3,8 tỷ lít bia, tăng gần 400.000 lít so với năm 2015.](https://vcdn1-vnexpress.vnecdn.net/2018/04/16/Hinh-Cong-Dong-thay-8734-1523880774.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=gtG-7nVO_NOCFmKOemDPMw)
Năm 2016, người Việt tiêu thụ 3,8 tỷ lít bia, tăng gần 400.000 lít so với năm 2015.
Theo thông tin tôi từng đọc được, trung bình một người Việt uống đến 42 lít bia mỗi năm (2016) - con số tiêu thụ cao ngất ngưởng trong khu vực và thế giới - nhưng không có nghĩa là mỗi chúng ta đều hiểu rõ thức uống này. Chỉ mất ba giây đọc thành phần trên nhãn chai là ai cũng có thể biết bia mình uống được nấu từ ngũ cốc nào. Bạn nên đầu tư thời gian và tiền bạc vào bia 100% lúa mạch, để có được những trải nghiệm vị giác đáng giá.
Ý kiến của tôi là vậy, còn bạn thì sao?
Lúa mạch và mạch nha là hai thuật ngữ phổ biến trong ngành bia để gọi tên lúa mạch. Nếu trên nhãn chai bia chỉ ghi một thành phần ngũ cốc duy nhất là “lúa mạch” hay “mạch nha”, không đề cập bất cứ loại ngũ cốc nào khác thì bia đó được nấu hoàn toàn từ lúa mạch
Ngọc